Dòng sự kiện:

Cảnh báo: Đừng để trẻ "chết oan" vì nuốt quả nhãn, hạt chôm chôm

22:04 10/08/2015
Rất nhiều em bé đã bị chết quá thương tâm chỉ vì nuốt hạt chôm chôm, quả nhãn và bị mắc nghẹn.

Tin liên quan

  • Áp lực bài tập về nhà và những cái chết thương tâm của trẻ
  • Cảnh báo cha mẹ từ những tai nạn thương tâm của trẻ (3)
  • Cảnh báo cha mẹ từ những tai nạn thương tâm của trẻ (1)
[mecloud]UuNZqgPEgY[/mecloud]
 
Những cái chết thương tâm của trẻ

Mới đây, nhà báo Ngô Bá Lục đã chia sẻ trên trang cá nhân một lời cảnh báo đáng lưu tâm cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Yeutretho.vn trích nguyên lời cảnh báo của anh:

Các mẹ lưu ý!

Về quê ăn cưới nghe được chuyện hãi quá, dù chuyện này không hề mới!

Ông anh họ có đứa cháu trai đích tôn gần 1 tuổi. Cách đây chục hôm hai bà cháu đi về ngoại ăn cỗ. Ăn xong cả nhà ngồi ăn chùm nhãn vừa hạ trên bàn thờ xuống. Thằng bé bất ngờ cho nguyên quả nhãn cả vỏ vào miệng, thế là nghẹn và mấy phút sau tắt thở, quá nhanh và quá kinh hãi.

Nhà cách trạm xá xã có 1 km và gia đình mang ra trạm xá luôn nhưng y tá ở đó không làm gì được, chuyển ra bệnh viện huyện thì bác sỹ mổ gắp ra được nhưng thực chất cháu đã chết từ ở nhà rồi.

Bài học cho các mẹ là hết sức cẩn thận các con khi ăn và chơi các vật dụng tròn. Thứ hai là trong trường hợp bị nghẹn hóc nhãn như trên thì dốc ngược bé xuống và vỗ vào lưng, vai để tạo áp lực bật vật tròn đó ra ngoài. Đa số sơ cứu như vậy là hạt nhãn hoặc thạch... sẽ bật ra.

Còn trường hợp không biết sơ cứu lấy ngón tay thọc vào họng bé để móc ra nhưng nó càng lún sâu (đa số nó trôi vào khí quản) thì dùng dao nhọn hoặc vật nhọn chọc vào cổ để mở khí (bác sỹ đã hướng dẫn nhưng thực sự là khó ai bản lĩnh để làm). Bị hóc kiểu đấy dưới 7 phút thì cứu được chứ qua 7 phút là chết não và gần như là không có trường hợp nào cứu được.

Nhà báo Ngô Bá Lục đưa ra lời cảnh báo về một tình huống không mới, tuy nhiên thi thoảng các bậc cha mẹ lơ là khiến con mình “chết oan”.

Nhiều cha mẹ mất con vì vài phút lơ là.

Cách đây chưa lâu, báo chí đưa tin, em bé N. T. T. V, 3 tuổi (SN 2012) ngụ khu phố Lập Vinh, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã tử vong vào tối ngày 4/8 vừa qua do em nuốt cả hạt khi ăn chôm chôm.

Cụ thể, theo lời kể của anh N. Q. A. (27 tuổi), cha của bé V., hôm 4/8 là sinh nhật tròn 3 tuổi của V. “Tối hôm đó, sau khi con ăn cơm xong có nói xin ba ăn chôm chôm. Tôi lấy chôm chôm lột cho con ăn, do bất cẩn, tôi chỉ lột vỏ ngoài mà không bỏ hạt.

Bé V. cầm quả chôm chôm chạy vào nhà thì chỉ 1 phút sau tôi nghe bé khóc thét lên. Nhìn con hai mắt trợn ngược, tôi nghi bé đã nuốt trọn cả phần nhân của quả chôm chôm (có cả hạt bên trong) nên dùng tay đưa vào miệng bé móc quả chôm chôm ra nhưng không được”, ba bé V. đau xót kể lại.

Lúc này thấy bé tím tái nên mọi người trong nhà hoảng hốt, cố gắng tìm nhiều cách để móc quả chôm chôm ra, nhưng càng móc thì bé càng ngạt thở. Khi gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Hàm Thuận Nam cách đó không xa thì cháu bé đã tử vong.

Các bác sĩ xác định, có thể khi đưa quả chôm chôm vào miệng, do chạy nhảy nên bé V. đã vô tình để phần nhân quả chôm chôm tuột xuống miệng. Bé bị ngạt thở dẫn tới tử vong.

Trước đó, một sự việc tương tự xảy ra với gia đình ông B.V.S, Trà Bồng, Quảng Ngãi. Vào chiều 13/7, bé B. H. T 3 tuổi được người thân lột chôm chôm cho ăn, do người nhà sơ ý nên để bé T. nuốt luôn hạt chôm chôm và bị mắc nghẹn. Ngay lập tức người nhà bé T. đưa bé đi cấp cứu, tuy nhiên bé đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Những vụ tai nạn đáng tiếc này là hồi chuông cảnh báo cho nhiều bậc cha mẹ, chỉ vì bất cẩn, lơ là không để ý tới con nhỏ sẽ dẫn tới những cái chết thương tâm.

Thêm vào đó, việc các bậc cha mẹ còn lúng túng trong cách sơ cứu con mắc nghẹn cũng là nguyên nhân khiến các bé chết đau lòng.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết:

Nếu đột nhiên con bị nuốt phải tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch… với các biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bênh viện theo cách dưới đây:

Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu.

Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

Cách 5: Theo các bác sĩ khi trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Thủ thuật Heimlich:

+ Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.

+ Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.

+ Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.

Đối với phụ nữ có thai hoặc người béo phệ, vị trí đặt tay trên ngực tốt nhất là ngay giữa xương ức, cách mỏm ức 2-3 cm. Nên để nạn nhân ngồi tựa vào ghế để thao tác dễ hơn.

Lam Anh

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]mzBUoGrMr8[/mecloud]