Cảnh báo: Nhận cuộc gọi lạ, mẹ tưởng con bị bắt cóc và suýt bị lừa số tiền lớn
Một người mẹ có trải nghiệm hãi hùng sau khi buột miệng trả lời “alo” khi chuông điện thoại reo.
Mẹ của một em học sinh tên Linh trong khi đang làm việc tại công ty như thường lệ thì đột nhiên, cô nhận được một cú điện thoại lạ. Bởi vẫn hay nhận được những cuộc điện thoại lạ, cô đã quen trả lời alo khi nghe máy. Và lần này cũng không ngoại lệ. Cô nhấc máy và nói “alo” không một chút suy nghĩ.
Ngay sau đó, ở đầu dây bên kia vang lên giọng nói của một người đàn ông hung dữ: “Gọi mẹ đi”! Và rồi, cô nghe thấy tiếng nói run rẩy, khóc lóc: “Mẹ ơi! Cứu con”!
Người mẹ vô thức kêu lên: “Linh ơi!”. Người đàn ông nói tiếp: “Bé Linh nhà bà đang ở trong tay chúng tôi. Tôi chỉ cần tiền, bà ngay lập tức chuẩn bị cho tôi 50 triệu đồng. Không được báo cho ai biết, nếu không bà hãy chuẩn bị tinh thần nhận về tay chân của con bà đi”.
Đầu dây bên kia nói xong liền cúp điện thoại, sau đó họ gửi tin nhắn tài tài khoản ngân hàng kèm nội dung: “Trong 20 phút phải gom đủ số tiền, chuyển xong tôi trả người, nếu không bà sẽ hối hận…”
Mẹ của Linh trong tâm trạng hoảng loạn đi tìm thẻ ngân hàng, nhưng bà lại không mang theo cái nào bên mình. Cô vội gọi cho chồng và kể lại sự việc. Cuối cùng, cha của Linh hỏi: “Em nghe thấy giọng nói đó có đúng là của bé linh nhà mình không?”
Sự khẩn trương cùng sợ hãi khiến đầu óc mụ mị, cô lắp bắp trả lời: “Hình như không phải”! Chồng cô nói: “Em đừng vội gửi tiền, chờ anh gọi điện đến giáo viên chủ nhiệm của Linh để xác minh lại”.
Câu nói này khiến mẹ của Linh định thần lại. Sự việc nghiêm trọng đến vậy mà cô lại không nhớ gọi cho thầy giáo của con để xác nhận.
Vài phút sau, cha của Linh gọi điện bảo rằng Linh vẫn đang bình yên vô sự ở trường học.
Được biết, đây là một trong những mánh khóe lừa đảo trắng trợn qua điện thoại, các bà các mẹ nên cảnh giác. Gần đây, một số phụ huynh cũng gặp phải tình huống tương tự.
Chiêu trò chúng thường dùng để lừa gạt cha người mẹ như sau:
Đầu tiên, sau tiếng “alo”, đầu giây bên kia sẽ biết được đây là cha hay là mẹ đang nghe điện thoại.
Tiếp theo, dùng tiếng trẻ khóc, gọi “bố ơi” hoặc “mẹ ơi” để đánh trúng nhược điểm của người cha người mẹ, khiến họ mất bình tĩnh. Tấm lòng thương con của cha mẹ như trời biển, họ mất bình tĩnh cũng vì lo cho con của mình, nghe thấy tiếng trẻ gọi cha hoặc mẹ, tự nhiên nghĩ tới con của mình. Nếu gặp chuyện bất trắc, người cha hoặc mẹ thường đột nhiên thốt lên tiếng gọi. Từ đó, kẻ lừa đảo sẽ biết được thông tin của con cái họ.
3. Kẻ lừa đảo sẽ thông qua cách này mà thu thập thông tin về con trẻ, thuận theo đà, họ có thể thêm lời để làm kích động tâm của cha mẹ mà lấy thêm nhiều thông tin nữa.
4. Cuối cùng họ sẽ uy hiếp bằng việc làm thương tổn trẻ mà để cho bậc cha mẹ ngoan ngoãn nghe mệnh lệnh.
Vì thế, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi nhận điện thoại lạ.
– Khi nhận điên thoại lạ cần phải bình tĩnh, để cho đối phương lên tiếng trước, chờ đợi thông tin của người gọi đến rồi sau đó mới trả lời.
– Dù cho là người lạ biết mình là nam hay nữ, dù nghe thấy âm thanh của trẻ nhỏ cũng phải bình tĩnh, cẩn thận phân biệt xem có phải giọng của con trẻ nhà mình không.
– Hoặc có thể hỏi lại, là bé trai hay bé gái, bé mặc quần áo màu gì, hình dáng như thế nào. Nếu như đối phương không trả lời hoặc trả lời không đúng thì chính là lừa đảo.
– Sau khi tắt điện thoại, cần kiểm tra xem bé có an toàn không, nếu bé đi học thì nên gọi cho thầy cô chủ nhiệm của bé, nếu như bé ở nhà thì cần gọi về nhà để xác nhận.
– Nếu như đã kiểm tra mà không thấy thì có thể tìm cách kéo dài thời gian và nhờ cảnh sát trợ giúp.
Dưới đây là một số thủ đoạn thông thường mà kẻ lừa đảo hay sử dụng:
1. Giả làm thầy giáo của bé, nói bé ở trường có xảy ra chuyện ngoài ý muốn, hiện đang nằm viện chờ phẫu thuật, cần gấp viện phí và sau đó lừa tiền.
2. Giả làm chủ nhiệm của trẻ và chia sẻ về việc lắp thiết bị cho phòng học, hoặc nhà vệ sinh. Việc rất gấp nên tiến hành vay tiền, lợi dụng quan hệ giữa chủ nhiệm và phụ huynh mà lừa tiền.
3. Nhận được tin nhắn lừa đảo từ trường học, yêu cầu bạn lên mang để đánh giá và bình luật hoạt động của con mình. Nếu như bạn click vào đường link trong tin nhắn, thông tin tài khoản của bạn lập tức bị virut và trộm lấy thông tin.
Sưu tầm
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua