Cảnh giác 6 biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WTO) nguyên nhân gây tử vong cao nhất với trẻ dưới 12 tuổi đến từ những trẻ sơ sinh bị viêm phổi không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở bé sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Hoặc do trẻ sinh non, do thời tiết…
3 dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị viêm phổi
Trong rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị viêm phổi khá giống với các bệnh về đường hô hấp khác như ho, sốt thì có 3 triệu chứng đặc trưng hơn cả đó là quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé.
Vào những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa, quá nóng hoặc quá lạnh mẹ cần để ý tới những biểu hiện bất thường trong quá trình cho con bú. Nếu thấy trẻ bỗng bú ít hơn, quấy khóc khi đang bú, thêm vào đó là có giấc ngủ bất thường, tức là ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường thì cần theo dõi chặt chẽ.
3 dấu hiệu quan trọng nhất để nhận diện bé bị viêm phổi là cách thở, quá trình bú và ngủ
Về cách thở, mẹ nên quan sát các bé thở qua cánh mũi. Khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng việc cần làm ngay là vén áo lên để quan sát ngực bé. Thấy bé thở mạnh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh, nên việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng giúp phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần/phút. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần/phút. Trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút.
Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú. Mẹ đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp.
6 biến chứng nguy hiểm
Trước và sau khi sinh là thời điểm sức đề kháng của trẻ còn yếu, hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể tấn công. Vẫn biết, qua mỗi lần bệnh trẻ có thể tăng cường thêm đề kháng nhưng mẹ cần tuyệt đối tránh để diễn biến quá tầm kiểm soát. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng vậy. Biến chứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
1. Viêm màng não
Biến chứng gần nhất của bệnh viêm phổi là viêm màng não trẻ em. Nguyên nhân do tình trạng bệnh viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn tấn công mạnh. Nếu để lâu hơn, bệnh có thể để lại nhiều di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn tương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…
2. Gây nhiễm trùng máu
Vi khuẩn từ bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả mà mẹ cần nhớ
3. Tràn mủ màng phổi
Không phải biến chứng thường gặp nhưng đây là lại là biến chứng nguy hiểm. Tràn mủ màng phổi điều trị vô cùng khó khăn. Hầu hết trẻ ở mức độ bệnh này đều hô hấp rất khó khăn và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
4. Tràn dịch màng tim, trụy tim
Từ biểu hiện kháng thuốc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tuần hoàn qua hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng tim, trụy tim, bóng tim
5. Tình trạng kháng kháng sinh
Nếu mắc phải biến chứng này, sẽ khó khăn khi điều trị. Phải phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém, khả năng khỏi bệnh không cao. Về lâu dài sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể.
6. Gây còi xương
Tuy khỏi bệnh nhưng trẻ có thể bị còi xương, điều này càng khiến mẹ lo lắng hơn. Bệnh đòi hỏi thời gian và chi phí tốn kém. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp-xe não.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nên được chuyển đến cơ sở y tế cấp cao và được điều trị bằng kháng sinh và thở ôxy.
Để phòng bệnh cho trẻ, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin Hib, DTaP, MMR, cúm, thủy đậu và phế cầu khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé cưng bị lỡ bất cứ mũi tiêm phòng nào.
Ngoài ra, ,mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ và cũng lưu ý vệ sinh sạch sẽ những khu vực hoặc đồ vật có thể chứa mầm bệnh như đồ chơi, nắm cửa, tay nắm tủ lạnh… Điều này góp phần làm giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ sơ sinh lười bú: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên biết!
- Mách mẹ thời điểm cắt tóc cho trẻ sơ sinh tốt nhất
- 8 điều kỳ diệu mà chỉ trẻ sơ sinh mới có
- Nhạc cho trẻ sơ sinh không lời piano giúp dễ ngủ sâu thông minh và tốt cho não
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua