Cảnh giác với cà phê 'thượng hạng' chế từ đậu nành cháy đang bán ồ ạt
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 27/11, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (PC49) Công an tỉnh Hậu Giang, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan, bất ngờ kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở sản xuất cà phê không phép tại ấp Cái Côn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), do ông Nguyễn Văn Muốn Em (29 tuổi) làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang rang, trộn hương liệu cho 180 kg cà phê và đậu nành; 120 kg cà phê hạt, 60 kg đậu nành chưa rang, 12 kg bao bì nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột - Phúc Hưng có địa chỉ tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang), cùng nhiều hóa chất, hương liệu để sản xuất cà phê; nơi sản xuất không đảm bảo các điều kiện đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua làm việc, ông Em cho biết, cà phê hạt và đậu nành sau khi rang, phối trộn hương liệu sẽ được xay nhuyễn rồi đóng gói thành phẩm nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột - Phúc Hưng, do mới sản xuất khoảng một tháng nên chỉ bán được một ít cho các hộ dân hàng xóm.
Ngoài ra, ông Em cũng không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm… Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu phân tích để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phòng PC49 Công an Hậu Giang, phát hiện cơ sở chế biến cà phê từ đậu nành và hương liệu. Ảnh: Công an Nhân dân.
Trước đó, theo tin tức trên VTV, ngày 21/10, từ tin báo của người dân, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bột Hoàng Gia (địa chỉ 8/9 Mạc Đăng Dung, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) và phát hiện 150kg đậu nành, 340kg hạt bắp và 80kg cà phê cùng một số hóa chất lạ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc dùng để chế biến cà phê.
Tại cơ sở Hoàng Gia, đậu nành, bắp và cà phê sau khi được rang cháy sẽ trộn lẫn cùng các chất phụ gia, đóng gói thành phẩm mang thương hiệu cà phê Hoàng Gia để bán ra thị trường. Chủ cơ sở là ông Hồ Văn Thìn (sinh năm 1975, trú tại thành phố Pleiku) khai nhận, mỗi ngày cơ sở này sản xuất khoảng 150kg cà phê thành phẩm.
Ngoài thương hiệu Hoàng Gia, cơ sở này còn nhận xay, sấy đậu nành, bắp cung cấp cho 4 cơ sở khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai để pha trộn thành nhiều thương hiệu cà phê khác nhau.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, 1kg cà phê nhân khi giang sấy sẽ bị hao hụt 30%. 1kg cà phê thành phẩm sẽ có giá từ 120.000 đồng và nếu là cà phê thật sẽ được chế biến 100% từ hạt cà phê. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV VTV24 tại một cơ sở sản xuất cà phê giả, công thức để sản xuất cà phê tại đây là 30% cà phê, 70% nguyên liệu là ngô, đậu tương và vỏ cà phê.
Chủ cơ sở sản xuất còn cho biết, chỉ cần mua cà phê nhân loại 2 có giá 35.000 đồng/kg; ngô, đậu tương đồng giá 10.000 đồng/kg, thì chi phí mua nguyên liệu cho 100kg cà phê chỉ khoảng gần 2 triệu đồng. Trong khi đó, với giá bán bình quân 90.000 đồng/kg, các đối tượng đã thu về 7 triệu mỗi ngày từ 100kg cà phê thành phẩm, chưa kể nếu làm giả các loại cà phê nổi tiếng khác lợi nhuận còn tăng gấp bội.
Hiện trên thị trường lượng cà phê bột tiêu thụ nhanh với hàng trăm loại có bao bì và không bao bì. Rất nhiều người tiêu dùng đã bị lừa khi mua phải những loại cà phê không rõ nguồn gốc xuất xứ, cũng như không đảm bảo chất lượng.
Khoan bàn đến các nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng do cà phê đậu nành gây ra, thì quá trình chế biến chúng cũng đã đủ để rùng mình.
Hầu như các cơ sở chế biến đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công cụ chế biến thô sơ, nhân công không tuân thủ quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nguyên liệu đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khiến 'cà phê đậu nành' càng nguy hiểm hơn.
Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên lưu ý chọn mua sản phẩm cà phê có nguồn gốc rõ ràng, thông tin ghi trên nhãn mác minh bạch về thành phần và nhà sản xuất. Cà phê phối trộn đậu nành hoàn toàn tốt nếu được sản xuất bởi những doanh nghiệp lớn, uy tín, lâu năm, được cấp giấy chứng nhận đàng hoàng. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính và có quy mô lớn thường chú trọng vào chất lượng sản phẩm ngay từ khâu tuyển chọn nguyên liệu chất lượng cao, máy móc sản xuất hiện đại, tỷ lệ phối trộn cà phê và đậu nành trong ngưỡng cho phép.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua