Dòng sự kiện:

Cảnh giác với những biểu hiện trầm cảm của trẻ

16:57 03/08/2015
Thực tế, trầm cảm có thể gặp ở trẻ 3 tuổi hay sớm hơn là những đứa trẻ sơ sinh.

Trầm cảm là một trong những “bệnh” phổ biến nhất ở những đứa trẻ mà có mẹ cũng bị trầm cảm hoặc bị rối loạn cảm xúc, hay bị chấn thương tâm lý do bị lạm dụng tình dục, thể xác, người thân đột ngột ra đi… 

Những biểu hiện trầm cảm ở từng lứa tuổi:

Sơ sinh đến 3 tuổi

- Kém ăn, chậm lớn không do nguyên nhân thể lực.

- Lãnh đạm, không thích chơi đùa, có những cơn cáu giận, ít thể hiện các cảm xúc tích cực nói chung.

3-5 tuổi

- Lóng ngóng, hay gặp tai nạn.

- Ám ảnh sợ hay có những nỗi sợ hãi quá mức.

- Chậm trễ hoặc thoái lui trong các mốc phát triển, ví dụ trong kỹ năng ngồi bô.

- Luôn cảm thấy lo lắng với lỗi lầm chúng gây ra.

Ví như, một đứa trẻ 3 tuổi bị trầm cảm chót đánh vỡ cái cốc thì chúng sẽ nói: “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã làm vỡ cốc” và sẽ không thể thoát khỏi cảm giác mắc lỗi này trong những ngày tiếp theo.

6-8 tuổi

- Có những than phiền rất mơ hồ về thể lực.

- Hành vi hung bạo.

- Bám chặt bố mẹ, tránh người lạ, ngại đối đầu với thách thức.

9-12 tuổi

- Nói về chuyện chết chóc.

- Lo ngại quá mức về việc học ở trường.

- Mất ngủ, tự buộc tội mình vì đã khiến cha mẹ và thầy cô thất vọng.

Trầm cảm có thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề cho trẻ em về mặt phát triển xã hội, phát triển cảm xúc và học tập. Trẻ trầm cảm cũng dễ nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.

Khi có các biểu hiện này, đặc biệt là nếu ở mức độ nặng và/hoặc kéo dài một tháng trở lên, cần đưa trẻ đi khám chuyên gia tâm thần nhi khoa. Nếu không được điều trị, một đợt trầm cảm có thể kéo dài 9 tháng, tương đương một năm học, vì vậy rất khó để trẻ theo kịp các bạn.

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin