Cậu bé 4 tuổi suốt đời sống bằng máu của người khác mơ thành nhà khoa học
Nụ cười của em rạng ngời với ước mơ trở thành nhà khoa học, chế tạo thuốc để chữa cho các bạn có bệnh như mình. Em tên Nguyễn Phước Thịnh, mắc bệnh tán huyết từ lúc mới sinh ra, đây là “một chứng bệnh mà bác sĩ nhận định là khá hiếm, có tỷ lệ 1/1.000 trường hợp mới gặp phải”, chị Mỹ Hạnh – mẹ của bé Thịnh – ngậm ngùi chia sẻ.
Mỗi lần truyền máu là mỗi lần em lại có thêm từng giây phút để nghĩ về ngày trở thành nhà khoa học
Bệnh tán huyết (tên y học gọi là Thalassemi) là bệnh vỡ hồng cầu do thiếu huyết sắc tố A, quá trình tan máu hay vỡ huyết cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh. Lúc này, cơ thể người bệnh bị thiếu máu mạn tính, ứ đọng sắt dẫn đến da thường xanh xao, gầy nhom, cơ thể chậm phát triển, hệ cơ xương yếu...
Để duy trì sự sống người bệnh phải liên tục truyền máu theo định kỳ, nếu truyền chậm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, rối loạn các chức năng của cơ thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Thông thường, tuổi thọ của bệnh nhân là rất thấp, có người chỉ được 7-8 năm, có trường hợp kéo dài từ 12-15 năm. Chị Mỹ Hạnh, mẹ ruột của bé Thịnh đã khóc khi nói về điều này.
Chị Mỹ Hạnh đang chăm sóc bé Thịnh sau khi được truyền máu
Từ lúc 4 tháng tuổi, bé Phước Thịnh vẫn phải đều đặn truyền máu để duy trì sự sống. Bé hiện nay đã hơn 6 tuổi, lượng máu, thời gian truyền máu và chi phí cho những lần điều trị cũng tăng dần lên.
Đồng hành cho những lần em đối diện với tử thần là mẹ, là bà ngoại, người luôn dõi mắt theo em trong suốt 4-5 tiếng đồng hồ truyền máu và hơn 10 tiếng để thải lượng sắc ứ đọng trong cơ thể do vỡ hồng cầu mà chứng bệnh gây ra.
Bé Thịnh rất yêu thương động vật
Mỗi lần truyền máu là mỗi lần em lại có thêm từng giây phút để nghĩ về ngày trở thành nhà khoa học, để được yêu thương bà và mẹ, để được trò chuyện cùng Kai, chú chó nhỏ, cũng là người bạn thân thiết của em.
Những đồng tiền còm cõi từ việc buôn bán của chị Mỹ Hạnh, mẹ bé Thịnh đều được dành dụm để duy trì nụ cười, hình dáng và ước mơ của con. Cuộc sống tuy có nhiều lo toan, áp lực nhưng chị vẫn luôn giữ cho mình sự mạnh mẽ, dành trọn tâm sức để đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường. Dù biết gai sắc nhọn dưới mỗi bước mưu sinh là khó tránh khỏi nhưng đối diện và bước qua nó là cách duy nhất để chị bảo vệ trọn vẹn gia đình nhỏ của mình.
Mẹ bé Thịnh đang được hướng dẫn cách chăm sóc bé tại nhà
Bé Phước Thịnh sống cùng mẹ và bà ngoại ở Long An nơi với nhiều mảng xanh tươi mát, nơi con sông nhỏ uốn quanh và cũng là nơi mỗi buổi chiều hai mẹ con ngồi hóng mát, ước mơ về một phép màu để rồi tiếp tục bước qua những ngưỡng chông chênh của cuộc đời...
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cậu bé 11 tuổi đứng sát mép cửa xe khách hành nghề khiến bao người lớn bồn chồn, lo lắng
- Dở khóc dở cười với cậu bé ngã xuống ruộng lúc nửa đêm, cư dân mạng bối rối không biết nên 'ha ha' hay 'hu hu' vì..
- Gà gật buồn ngủ nhưng vẫn cố cười 'thả thính', cậu bé khiến dân mạng tự nguyện 'đổ' vì quá đáng yêu
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua