Dòng sự kiện:

Cậu bé 8 tuổi cứ nửa đêm la hét hoảng loạn và nguyên nhân bất ngờ

15:20 25/12/2015
Con cứ ngủ là liên tục giật mình sợ hãi và khóc lớn. Càng lớn bé lại càng nhút nhát và khép mình. Đưa con đi khám, người mẹ đau xót vì biết đó là lỗi của mình.
 [mecloud]gIueSwovF0[/mecloud] 
XiaoZhou mỗi buổi tối trước khi đi ngủ lại đóng hết cửa sổ và cửa ra vào, rèm cửa cũng được cậu bé kéo lại cẩn thận. Một hôm người mẹ tỉnh dậy lúc nửa đêm thì nghe tiếng con thất thanh. Mẹ chạy vào thấy con người run lẩy bẩy, mồ hôi vã ra như tắm: “Ma! Ma! Đừng ăn thịt tôi”.
 
Cậu bé hoảng sợ vì hàng đềm là mơ thấy ác mộng.

Ban đầu mẹ cứ cho rằng do ban ngày bé nghịch nhiều quá nên tối đến ngủ không ngon giấc. Nhưng đêm nào cũng vậy, nửa đêm là cậu bé lại la hét hoảng loạn.

Người mẹ thấy lo lắng và đem con đi khám bác sĩ tâm lý. Qua một thời gian chữa trị, bác sĩ phát hiện ra cậu bé có những biểu hiện như vậy là tại mẹ.

XiaoZhou là một cậu bé hiếu động, suốt ngày nghịch ngợm và làm đổ vỡ các thứ trong nhà. Để trị thói ngang tàng và bướng bỉnh của con, người mẹ luôn dùng cách dọa cho con sợ: “Con có nhớ lần trước khi hai mẹ con mình xem phim không? Có một bà lão tóc tai bù xù chạy tới và giật chiếc bánh của một bạn nhỏ. Đó là con ma ăn thịt người đấy! Cũng chuyên đi ăn thịt những đứa bé không biết nghe lời. Bộ răng nanh của nó rất đáng sợ, nó sẽ đến bắt con và nuốt con bụng”.

Ngay lúc đó thì cậu bé sẽ lập tức nghe vâng lời ngay. Vậy nên nó vô hình đã trở thành phương pháp người mẹ hay dùng để dạy con. Lâu dần người mẹ phát hiện con trở nên vô cùng nhát gan, đến lớp chẳng mấy khi nói chuyện với các bạn. Chỉ cần cửa sổ có tiếng kẽo kẹt là XiaoZhou lại kêu thét lên vì nghĩ rằng ma đang đến.

Nếu như ở nhà bạn cũng đang dùng những lời nói như vậy để dọa trẻ thì bạn nên dừng lại ngay. Biện pháp đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta không lường trước được, thậm chí là ảnh hưởng đến tâm lý cả đời của trẻ.

Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an

Khi bị người lớn đe dọa như vậy trẻ mặc dụ ngoan ngoãn nghe theo nhưng thực sự trẻ còn quá nhỏ để phân biệt được thật giả. Trẻ thực sự sợ và bị tổn thương tâm lý. Từ đó sinh ra cảm giác không an toàn, nhát gan và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lời đe dọa nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, khiến trẻ luôn cảm thấy bất an và ăn không ngon.

Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ

Việc đe dọa sẽ khiến não bộ của trẻ bị kích thích mạnh, ảnh hưởng nội tiết, khiến trẻ phát triển chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, khiến trẻ luôn ở trong tình trạng lo âu suy nghĩ. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh về tâm lý, tiêu hóa kém.

Trẻ mất dần sự linh hoạt và không dũng cảm làm gì

Trên thực tế khi trẻ được sinh ra chúng rất ít bị sợ cái gì đó, chỉ là sau này trong cuộc sống nỗi sợ hãi mới bắt đầu nảy sinh. Mà phần lớn là do người lớn vì muốn trẻ nghe lời ngay lập tức nên dùng những câu đe dọa. Nếu bạn thường xuyên dùng “bác sĩ tiêm, cảnh sát bắt người, thầy cô trừng phạt...”để đạt được mục đích của mình thì khi bị bệnh trẻ sẽ không dám đến bác sĩ, lạc đường sẽ không dám tìm đến cảnh sát giúp đỡ hay ở lớp thì thích chống đối lại giáo viên.

Nếu con bạn thích ngồi nghịch đất cát mà không chịu về nhà, bạn nên cho trẻ một thông điệp chỉ chơi trong vòng mấy phút nữa là phải về thay vì cứng rắn lôi kéo con về.

Nếu bạn không muốn cho trẻ nghịch nước sôi thì hãy chuẩn bị một ly nước ấm không đủ độ để gây bỏng rồi cho trẻ động vào một lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả hơn lời dọa nạt rất nhiều.

Nếu như con bạn không thích đánh răng thì bạn có thể nói với con: “Nhanh lên rồi mẹ có chuyện này hay lắm, đánh răng xong mẹ sẽ kể con nghe”.

Các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn chỉ bảo con cái đồng thời hãy để cho chúng phát triển một cách từ từ và tự nhiên.

Hương Dương (Theo Daliulian)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 >> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]XOxg6G9Zgi[/mecloud]