Dòng sự kiện:

Cây táo "ma mãnh" sinh tồn qua hai thế kỷ

18:22 23/09/2015
Cây táo này đã vận dụng một vài "tiểu xảo" để có thể sống "khỏe" qua hơn 200 năm tuổi.
 

Cây táo "ma mãnh" này khiến ai cũng phải ngạc nhiên vì khả năng tạo "chân rết" của nó. Sau hơn 2 thế kỷ miệt mài vươn mình, cây táo đã tạo nên cả một khu vườn táo mênh mông với chỉ một rễ chủ duy nhất.
Vườn táo độc đáo nhất thế giới này là một trong những "đặc sản" của thành phố Krolevets tinhfre Sumy, Ukraina). Với diện tích tán cây lên đến 10 acre ( khoảng 4047 mét vuông), trên thân của “cụ” cây 220 tuổ tỏa ra hàng chục cành cây bám rễ vào đất, và dường như điều này đã làm cho cây táo trở nên bất tử.
Cây táo "cụ" đã tìm ra một phương pháp vô cùng đặc biệt để có thể sống lâu đến vậy, và có lẽ nó sẽ còn sống thêm hàng thế kỷ nữa. Ban đầu nó chỉ là một cây táo bình thường, nhưng theo thời gian, những cành cây bị võng xuống sát mặt đất và bắt đầu bám rễ. Năm 1970, cây táo chỉ có 9 thân cây, nhưng số thân cây đã tăng lên gấp đôi vào năm 2008.
Hiện tại, vườn táo kỳ lạ này có một vài thân cây lớn, hàng chục cành nhỏ và năm nào cũng sai quả.  Quả của nó có kích cỡ trung bình và hơi chua.
Có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt quanh khả năng trường thọ của cây táo. Truyền thuyết địa phương kể rằng cây táo do Hoàng tử Peter Sergeev trồng. Khi hoàng tử qua đời, cây táo khóc thương ngài và những cành cây của nó đã chạm xuống đất, rồi sau đó cả khóm cây mọc lên. Vị hoàng tử được chôn cất dưới gốc táo vào năm 1848, và bia đá trên mộ của ngài vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Một phiên bản khác lại nói, vị hoàng tử đã trồng cây táo trên ngôi mộ của người vợ quá cố.
Một số nhà khoa học đã nghiên cứu về sức sống khó tin của cây táo nhưng chưa tái hiện được "công thức" trường thọ của nó. Năm 1972, Hội đồng tỉnh Sumy đã công nhận cây táo này là di tích cấp địa phương, đến năm 1988 thì được công nhận là di tích quốc gia.
KHÁNH VĂN
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm: 
[mecloud]p4Z93lWCbR[/mecloud]