Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con an toàn khi dịch sốt xuất huyết tăng mạnh?
12 phường ở Hà Nội có nguy cơ gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết
Chia sẻ với ANTĐ, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm này, toàn thành phố đã ghi nhận 139 trường hợp sốt xuất huyết trong năm 2019. Để đề phòng dịch sốt xuất huyết bùng phát vào mùa hè, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị cần chủ động triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và tăng cường công tác giám sát véc tơ phòng bệnh.
Đáng chú ý, trong tuần qua, Hà Nội đã tiến hành giám sát tại 12 điểm nguy cơ gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết, trong đó có các trọng điểm như: phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), xã Cự Khê (huyện Thanh Oai), phường Nghĩa Đô và phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy), phường Ngọc Hà và phường Thành Công (quận Ba Đình)…
Tính đến thời điểm này, toàn thành phố đã ghi nhận 139 trường hợp sốt xuất huyết trong năm 2019 (Ảnh: Internet)
Cha mẹ phải làm gì để phòng dịch sốt xuất huyết cho trẻ?
Thân nhiệt trẻ cao, đùa nghịch ra mồ hôi nhiều thu hút muỗi hơn. Sức đề kháng bé còn yếu khiến dễ mắc bệnh và để lại biến chứng nguy hiểm. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh nên phòng tránh là biện pháp chủ yếu.
Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, sử dụng sản phẩm chống muỗi đúng cách.
Trẻ nhỏ khi mắc sốt xuất huyết có thể diễn tiến nặng hơn người lớn. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh như sốt cao đột ngột (39-40 độ), lừ đừ, mệt mỏi kéo dài trong nhiều ngày. Phụ huynh nên cho con uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể chọn loại thuốc có vị cam dễ uống để bé hợp tác hơn. Cha mẹ cần đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng, nếu chưa rõ nên hỏi lại bác sĩ để tránh trẻ uống nhầm thuốc, sai liều.
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao khó hạ, nhất là những ngày đầu, ngay cả khi uống thuốc hạ sốt do bác sĩ kê đơn, có thể 30-45 phút sau, trẻ sốt cao trở lại. Trong trường hợp này, phụ huynh không tự ý tăng thuốc dẫn đến quá liều. Hơn nữa, sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa... Một số trường hợp bé có thể kèm viêm họng, viêm hô hấp trên, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn... cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sốt xuất huyết nguy cơ thành dịch: Muốn không mắc bệnh cần thực hiện những biện pháp này hàng ngày?
- Triệu chứng bé bị sốt xuất huyết, cha mẹ nên cảnh giác
- Sốt xuất huyết có thể lây qua đường tình dục?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua