Dòng sự kiện:

Cha mẹ càng la hét và dùng đòn roi, con càng bướng

14:44 21/07/2015
Giáo sư tâm lý Hal Runkel – đồng thời là cha của hai đứa trẻ - cho rằng: Khi cha mẹ càng cố gắng kìm kẹp và “thiết quân luật”, trẻ càng tỏ ra bướng bỉnh và muốn nổi loạn.

Họ nôn nóng, ức chế và đôi khi hành động một cách bột phát. Những lời nói giống như quát nạt, hò hét, mắng nhiếc không thể kiểm soát nổi. Sau đó họ tự hỏi lý do con trẻ không tôn trọng cha mẹ chúng là gì?

Tại sao chúng ta bắt con phải hành động theo những tiêu chuẩn mà cha mẹ đặt ra và mong đợi? Đừng buộc trẻ phải giống hệt bạn, thay vào đó cứ để trẻ được quyết tự quyết định một số việc và tự chịu trách nhiệm với kết quả.

“Khi tôi hét lên, hành động của tôi cũng giống như một đứa trẻ con và khiến cho con không còn thái độ tôn trọng với cha chúng. Tôi phải kiên trì để trở nên mềm mỏng, đó không phải là sự thờ ơ với con cái mà là học cách “quản lý” những nỗi lo lắng để cho phép con được quyền quyết định những vấn đề của bản thân”, giáo sư Hal, đồng thời là cha của hai đứa trẻ nói.  

Ngay từ 6 tháng tuổi, trẻ đã có khái niệm về “kết quả” mà chúng gặt hái được hoặc “hậu quả” mà chúng gây ra. Mọi đứa trẻ đều học cách tự điều chỉnh bản thân để đạt được những gì chúng mong muốn. Một đứa trẻ 2 tuổi có thể gào khóc thật to để đòi mẹ mua cho một món đồ chơi và nó biết rằng nước mắt có thể đem lại lợi ích cho bản thân.

“Nếu con tôi học kém hơn so với các bạn ở lớp, trong vòng 3 tuần kế tiếp, mỗi ngày 1 tuần, con không được sử dụng ti vi, dùng máy tính hay chơi game. Trong khoảng thời gian đó, tôi không đề cập gì đến bảng điểm của con. Điều này được duy trì cho tới khi con thực sự cố gắng và nhận được kết quả khả quan hơn.

Tôi không muốn trừng phạt lũ trẻ. Tôi muốn xây dựng cuộc sống của chúng theo hướng giúp chúng gặt hái được nhiều thành công hơn. Mục đích không phải buộc con giành giật điểm tốt ở trường mà làm sao để chúng thực sự mong muốn có nhiều điểm cao hơn. Do đó chính bọn trẻ sẽ tự có niềm say mê trong học tập mà người lớn không cần phải ép buộc”, ông nói.

Giáo sư Hal cũng nói thêm rằng: “Đòn roi không hiệu quả như bạn nghĩ. Tốt nhất hãy liệt kê để trẻ thấy những hậu quả từ các hành động mà chúng đã gây ra. Hãy để trẻ nhìn bạn như một người hùng chứ đừng để chúng thấy bạn là người lớn thô lỗ, cục cằn, hay đánh trẻ”.

Phương Linh (Youngparents)

Nguồn: Người đưa tin