Cha mẹ có con dưới 1 tuổi cần biết gì về vaccine ComBE Five
TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng Khoa Điều trị tích cực – Bệnh viện Nhi TW cho biết, hiện nay, vaccine ComBE Five đã được cung ứng đến toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và sẵn sàng cho việc triển khai. Tính đến thời điểm hiện tại, có 19 tỉnh/thành trên toàn quốc triển khai, đến nay có 101.000 trẻ em được tiêm vaccine ComBE Five. Dự kiến trong tháng 1/2019, sẽ triển khai đủ trên cả nước. Trong đó, chiếm 5,5% các trường hợp bị phản ứng với vaccine
ComBE Five là vaccine mới được sử dụng ở nước ta. Thông tin phản ứng ở trẻ nhỏ sau tiêm khiến nhiều bà mẹ lo lắng - Ảnh minh họa
Nguồn gốc của vaccine ComBE Five
Vaccine ComBE Five hay còn gọi là vaccine 5 trong 1 phòng bệnh ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, viêm phổi do hít. Đây là 1 trong những vaccine thiết yếu cho trẻ em dưới 1 tuổi và được sử dụng cho hầu hết trẻ em trên toàn quốc. Cộng đồng rất quan tâm đến loại vắc-xin này, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi triển khai tiêm loại vaccine mới.
Bác sĩ cho biết thêm, vaccine là 1 trong những sinh phẩm đã trải qua quá trình kiểm nghiệm ngặt nghèo và khắt khe nhất trong số thuốc và sinh phẩm. Cụ thể, tất cả các vaccine được đưa vào sử dụng phải trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả sinh miễn dịch về vaccine. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế mới cấp phép lưu hành cho vaccine.
Tuy nhiên, sau khi được cấp phép lưu hành, vaccine chưa được phép đưa vào sử dụng ngay mà từng lô trước khi đưa vào sử dụng (kể cả vaccine trong nước hay nhập khẩu) đều phải trải qua quá trình kiểm định tại Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm. Kết quả phải đạt tiêu chuẩn an toàn mới được đưa vào sử dụng.
Những phản ứng trẻ gặp phải khi tiêm vaccine ComBE Five
Vaccine ComBE Five là một kháng nguyên, khi đưa vào cơ thể sẽ giúp cho cơ thể tạo ra các kháng thể để phòng chống lại các bệnh tật. Chính vì vậy, đối với việc kháng nguyên lạ khi đưa vào cơ thể, phụ thuộc vào từng các cá thể sẽ có những phản ứng với vaccine. Thông thường, sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một kháng nguyên lạ khi đưa vào cơ thể và đây là hiện tượng bình thường.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì bậc cha mẹ nên đưa con trẻ đến tiêm phòng đúng lịch và đủ mũi.
Trên thực tế, không chỉ riêng vaccine ComBE Five có phản ứng mà tất cả các vaccine khác cũng vậy. Khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản hoặc sởi, khi về nhà, trẻ đều có thể bị sốt. Việc sốt là phản ứng có lợi chứ không hề có hại, nên các bậc cha mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, tùy thể trạng của những đứa trẻ thì có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Điều quan trọng, khi đến tiêm phòng, các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn sốt ở mức độ như thế nào sẽ được dùng các chỉ định thuốc hạ sốt hay phải đưa trẻ đến tái khám lại tại cơ sở y tế.
Ngoài sốt, trẻ có thể gặp những phản ứng như đỏ, sưng, đau ở chỗ tiêm hoặc quấy khóc, mệt. Còn các phản ứng nặng hơn nữa có thể co giật hay sốc phản vệ.
Vaccine tiêm dịch vụ khác với vaccine ComBE Five
Bản chất vaccine tiêm dịch vụ là loại ho gà vô bào, chỉ chứa một phần kháng nguyên của vi khuẩn ho gà. Còn đối với vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng là loại vaccine chứa thành phần ho gà toàn tế bào do vậy hàm lượng kháng nguyên nhiều hơn. Chính vì vậy, khi đưa vào cơ thể, nó có 2 yếu tố: Với kháng nguyên toàn tế bào sẽ kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch một cách mạnh mẽ hơn và đồng thời, sẽ có những phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau tại chỗ tiêm có thể gặp và phổ biến hơn so với vaccine dịch vụ ho gà vô bào. Song bên cạnh đó, miễn dịch sinh ra của vaccine toàn tế bào rất mạnh mẽ và được duy trì khá bền vững.
Vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vaccine chứa thành phần phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, viêm phổi do vi khuẩn hít. Còn vaccine 5 trong 1 trong dịch vụ sẽ chứa thành phần phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi do hít. Ngoài ra, khi tiêm vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì trẻ phải tiêm thêm vaccine phòng bại liệt.
Những lưu ý trước khi
đưa trẻ đi tiêm chủng
Bộ Y tế đã có những hướng dẫn, đào tạo cho các cán bộ từ tuyến tỉnh/thành cho đến xã phường về việc khám sàng lọc trước khi cho trẻ tiêm chủng. Khi các bậc cha mẹ đưa con trẻ đi tiêm chủng cần phải phối hợp với các cán bộ y tế để thông báo rõ các tiền sử về mặt bệnh tật, dị ứng, co giật, rối loạn tâm thần hay bệnh di truyền để các cán bộ y tế khi khám sàng lọc sẽ lưu tâm hơn.
Sau khi trẻ được tiêm chủng sẽ phải theo dõi tại trạm y tế (tuyến cơ sở) trong vòng 30 phút. Ở đây, bậc cha mẹ sẽ được tư vấn về các dấu hiệu, triệu chứng có thể xảy ra sau khi được tiêm vaccine lúc về nhà để đến khám lại. Các cán bộ y tế sẽ hướng dẫn, chăm sóc, xử lý tình huống cho trẻ ngay tại gia đình khi nào thì đưa trẻ đến viện.
Lưu ý cha mẹ sau khi cho trẻ tiêm phòng vaccine
- Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ, cha mẹ vẫn có thể yên tâm. Nên cho trẻ ở phòng thoáng mát nới rộng quần áo, bỏ tất tay, tất chân. Dùng khăn ấm chườm cho trẻ, theo dõi trẻ từ 30 phút – 1 tiếng.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt. 10mg/1kg cho 1 liều dùng, khoảng cách tối thiểu 4 - 6 tiếng. Vẫn dùng cách chườm ấm cho trẻ ở hai bên bẹn, nách, bụng giúp hạ sốt nhanh hơn.
- Nếu trẻ vẫn sốt cao trên 39 độ khi đã dùng các biện pháp trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc tái khám lại.
Chú ý: Trẻ có thể mệt mỏi, ăn kém. Trường hợp nặng là quá mệt mỏi, co giật, hốt hoảng, sốt cao, chi lạnh, thở nhanh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế.
|
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tháng 10 mới có đủ vaccine '5 trong 1', trẻ bị chậm tiêm ảnh hưởng thế nào?
- Thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng tiêu chảy công thức mới
- WHO: Vaccine sởi, quai bị, rubella không liên quan đến chứng tự kỷ
- Mẹ tẩy chay vaccine, con dễ nguy hiểm tính mạng
- Lai Châu: Cháu bé 4 tháng tuổi tử vong sau tiêm vaccine
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua