Cha mẹ đã hiểu đúng về kỷ luật và trừng phạt con trẻ?
Kỷ luật và trừng phạt là khác nhau
Công việc của người làm cha mẹ là nuôi nấng một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành tốt bụng, khỏe mạnh và thành công. Kỷ luật cần được xem như một cách giáo dục để đứa trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình, như vậy sau này chúng mới có thể tự kiểm soát bản thân mình.
Trừng phạt là sử dụng những hành vi hay từ ngữ đau đớn, khó chịu với đứa trẻ với mong muốn dừng hoặc ngăn cản những hành vi không mong muốn. Nó bao gồm những hành vi trừng phạt thể xác như đánh đòn, sự trừng phạt bằng lời nói hay cảm xúc như nói với trẻ rằng chúng thật ngu ngốc, hay bạn không yêu chúng, hay áp đặt những hình phạt/tước đoạt phần thưởng. Sự trừng phạt như vậy là độc ác và dạy trẻ rằng bạn không đáng tin cậy. Trừng phạt trẻ bằng cảm xúc và thể xác nhiều lần là lạm dụng trẻ em và là bất hợp pháp.
Bạn không bao giờ nên sử dụng biện pháp trừng phạt này với trẻ. Trừng phạt trẻ vì vi phạm quy tắc không phải là cách hiệu quả để dạy cho trẻ những bài học về cuộc sống. Thay vào đó, nó chỉ sinh ra sự oán hờn của trẻ dành cho bạn và trong một số trường hợp gây phản tác dụng và khiến trẻ nổi loạn hơn nữa.
Mặt khác, kỷ luật giúp trẻ rút ra được những bài học bằng cách dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, hợp tác với người khác và đạt được mục tiêu cuối cùng của mình bằng cách cư xử đúng đắn.
Hiểu vai trò của gia đình
Một cuộc sống gia đình với căng thẳng, biến động có thể ảnh hưởng tới hành vi của trẻ, những người thường xuyên bắt chước những gì chúng nhìn thấy ở bố mẹ, anh chị em và thường thiếu kiểm soát hành vi khi gia đình bị phá hủy.
Gia đình ồn ào, quá tải, thiếu trật tự thường sinh ra những đứa trẻ hiếu động thái quá, thiếu sự chú ý.
Tương tự như vậy, những trẻ phải trải qua những biến động căng thẳng trong cuộc sống (như chuyển nhà mới, có em bé hay bố mẹ ly thân hoặc ly dị) thường gặp khó khăn trong học tập và cách xư xử. Những đứa trẻ này thường hành động ngang ngạnh và bướng bỉnh.
Giải quyết những nhân tố môi trường có ảnh hưởng tới hành vi của trẻ là rất quan trọng nếu bạn muốn các biện pháp kỷ luật của mình có hiệu quả. Ngay cả khi bạn thành công với các biện pháp kỷ luật ngày hôm nay, những nhân tố môi trường vẫn có thể ảnh hưởng tới con bạn vào ngày mai, vấn đề vẫn còn tồn tại.
Phân biệt tính cách từ những hành vi xấu
Nhiều trẻ có ý chí tự nhiên mạnh hơn những bạn bè đồng trang lứa khác, với tính cách đặc biệt này chúng có nhu cầu kiểm soát nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Những đứa trẻ khác ngoan hơn nhưng vẫn có thể hành động sai trái để thu hút sự chú ý của bạn hoặc bởi những thất vọng mà chúng gặp trong cuộc sống. Xác định được nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Học cách hỏi “tại sao?”
Ở bất cứ độ tuổi nào, những hành vi ương bướng vẫn có thể xuất hiện nếu có điều gì đó gây ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe của trẻ, hoặc trong trường hợp trẻ phải đối mặt với vấn đề gì đó bên ngoài. Con bạn có thể cảm thấy bất lực, đau khổ, buồn bã hay giận dữ, thất vọng.Nếu trẻ trở nên ương bướng, bạn chỉ cần đơn giản hỏi con rằng: “Có chuyện gì vậy?” và lắng nghe trẻ nói.
Một số vấn đề có thể gặp khiến trẻ bướng bỉnh như:
Tăng trưởng về thể chất dẫn đến sự khó chịu ở bất cứ độ tuổi nào (mọc răng, đau chân, đau đầu, đau bụng,…)
Thiếu ngủ
Nhu cầu thể chất: đói, khát,…
Đôi khi, trẻ tỏ ra ương bướng khi nhu cầu về tình cảm của chúng không được đáp ứng.Hơn nữa chúng còn có thể bướng bỉnh khi không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình.
Lưu ý:
Nếu con bạn có xu hướng ương bướng cáu kỉnh và ngang ngạnh hơn bình thường, có thể đó là dấu hiệu của bệnh về thần kinh, chẳng hạn như không có khả năng kiểm soát phản ứng cảm xúc hoặc có xu hướng bạo lực. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về vấn đề của con ngay lập tức.
Minh Trang
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua