Cha mẹ làm những điều này, con biết cách thoát thân khi gặp 'mẹ mìn', nguy hiểm
Đặt ra tình huống qua trò chơi "Nếu... thì sao"
Đây là cơ hội để cha mẹ bày tỏ sự lo lắng về những nguy hiểm có thể xảy ra với con. Cha mẹ có thể đặt ra câu hỏi như con sẽ làm gì nếu như một người lạ mời ăn kẹo hoặc con sẽ nói gì nếu ai đó nhờ con giúp đỡ. Phụ huynh nhắc nhở con cảnh giác vì đây có thể là cách mà người lạ mặt sẽ bắt cóc con khỏi vòng tay cha mẹ hoặc làm những điều có hại. Dạy cho con nhận biết, cảnh giác với những nguy hiểm cũng giống như việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Dạy các kỹ năng cuộc sống
Cha mẹ cần cho con biết về nơi gia đình sinh sống, dạy con những cách thức nên làm khi cảm thấy nguy hiểm. Ví dụ khi con đang đi bộ về nhà và thấy ai đó đến gần, trẻ không được đi cùng họ, nói to hơn để thu hút sự chú ý của mọi người. Hoặc khi con bị người lạ đe dọa, trẻ có thể tìm đến nhà dân gần nhất và gõ cửa để tìm sự giúp đỡ.
Cảnh báo mối nguy khi nói chuyện với người lạ
Dù con bạn 2 tuổi hay 12 tuổi, mối nguy hiểm từ người lạ mặt là có thật. Cha mẹ cần cho con biết mối nguy hiểm khi nói chuyện với người lạ mặt có thể dẫn đến nguy hiểm. Trẻ lúc 3 tuổi cần xác định rõ người lạ là không phải người thân trong gia đình và cha mẹ, khi trẻ 10 tuổi sẽ có kỹ năng tốt hơnđể phân biệt người lạ và người thân. Cha mẹ cần nói cho con biết cảnh sát là người tin cậy.
Dạy con cách nói "không"
Trẻ thường nói không đi ngủ hay không đi tắm nhưng không được cha mẹ chấp nhận, điều này khiến cho con không nghĩ rằng việc nói không với người khác là điều được chấp nhận. Cha mẹ cần giải thích cho con từng tình huống cụ thể. Con được quyền nói lời từ chối với mọi người đặc biệt là người lớn. Dạy con cần nói không khi ai đó lạ mặt đưa kẹo hay ai đó hứa thưởng nếu như chịu đi theo họ, trừ người lớn đáng tin cậy và quen biết.
Dạy con những điều tuyệt đối không làm
Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi đi nữa cũng không nên tiết lộ về việc ở nhà một mình hoặc số điện thoại, lại gần một ai đó lạ mặt hoặc không đáng tin, cho người khác địa chỉ nhà khi đang ở nhà một mình, đi theo người lạ khi bị lạc. Trẻ có thể đi theo cảnh sát mặc đồng phục, khuyến cáo với trẻ không nghe lời người lạ mặt khi họ yêu cầu đến gặp ngay lập tức.
Những điều cha mẹ không làm
Có những việc nhỏ mà cha mẹ làm tưởng giúp con được an toàn lại có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Ví dụ, cha mẹ không nên viết tên, địa chỉ nhà lên balo đi học của con. Bởi vì, nếu viết như vậy, bất cứ ai cũng có thể biết tên của con, gọi ra ngoài và giả vờ quen biết để thực hiện ý đồ xấu. Cha mẹ nên dạy con về số đện thoại di động, số điện thoại bàn và số khẩn cấp.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 8 câu nói 'cửa miệng' của nhiều cha mẹ nhưng con bị tổn thương nghiêm trọng
- Bất ngờ cách để trẻ 'thua từ vạch xuất phát' của cha mẹ Đức
- Cha mẹ phải làm gì khi con cái xung đột?
- Con nhập viện, mẹ tuyên bố 'không cho ai chạm vào con', lý do khiến nhiều cha mẹ ủng hộ
- 5 cách dạy con tưởng tốt nhưng sai bét khiến cha mẹ hối hận cả đời
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua