Chân dung nữ giáo sư toán học thứ 2 của Việt Nam
Người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư trẻ nhất là nhà giáo Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1972), giảng viên chuyên ngành vật lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Người nhiều tuổi nhất đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư là giảng viên Nguyễn Nhược Kim, sinh năm 1950, giảng viên Đại học Y Hà Nội.
Cô Nhàn (ngoài cùng bên phải) nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2011. (Ảnh: TNU).
Đáng chú ý, năm nay đã có một nữ nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư chuyên ngành toán học, là giảng viên Lê Thị Thanh Nhàn (45 tuổi), trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
[mecloud]U7D2nlyjfs[/mecloud]
Được biết, cô Nhàn đã công bố 16 công trình trên những tạp chí toán quốc tế uy tín được xếp hạng, trong đó có 13 công trình trên tạp chí SCI và 3 công trình trên tạp chí SCIE, 5 công trình trên Journal of Algebra - tạp chí quốc tế uy tín thuộc chuyên ngành Đại số và được nhiều nhà toán học trên thế giới quan tâm trích dẫn. Cô cũng đã tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Tân giáo sư toán học Việt Nam - Lê Thị Thanh Nhàn. (Ảnh: Báo Dân trí).
Năm 2007, cô nhận Bằng khen của Thủ tướng và giải thưởng Khoa học của Viện Toán học Việt Nam, một giải thưởng khoa học uy tín được trao 2 năm một lần cho hai nhà toán học Việt Nam dưới 40 tuổi.
Năm 2011, cô nhận Giải thưởng Kovalevskaia - phần thưởng cao quý nhằm tôn vinh những nhà khoa học nữ có thành tựu xuất sắc và có nhiều đóng góp cho khoa học thuộc lĩnh vực tự nhiên.
Trao đổi trên báo Dân trí, một đồng nghiệp của cô Nhàn ví cô như “Xương rồng trổ hoa” tâm sự: “Khi làm việc hay tiếp xúc với Nhàn, tôi cũng như nhiều người, chưa bao giờ có cảm giác đang đứng trước thủ trưởng, cho dù rất kính phục tài năng và nhân cách của chị.
Chị luôn tạo cho người đối diện cảm giác thân thiện từ ánh mắt hiền hòa, nụ cười trong sáng, lối nói giản dị, chân thành đến suy nghĩ và tâm hồn rất đỗi hồn hậu, trong sáng. Nhìn bóng dáng nhỏ nhắn, lúc nào cũng hối hả, gấp gáp, và đặc biệt là nhìn vào hiệu quả công việc của chị, người ta mới hiểu, người phụ nữ ấy quý trọng quỹ thời gian đến từng giây từng phút”.
Trên bàn làm việc, giữa bộn bề công văn đến – đi, kế hoạch triển khai công tác nghiên cứu, hội thảo, liên kết đào tạo quốc tế..., là chồng sách vở với con số toán học. Thì ra, ngoài thời gian dành cho công tác quản lý, PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn vẫn luôn dành thời gian cho tình yêu toán học, xem đó như “góc riêng tư” của đời mình.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang hot nhất:
[mecloud]nLthWIYlGz[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua