Dòng sự kiện:

Chặn đứng tật xấu của bé từ trứng nước theo kiểu Mỹ

15:00 01/09/2015
Chuyên gia tâm lý trẻ em Elizabeth Pantley (Mỹ) gợi ý cho các bậc phụ huynh cách ngăn chặn những cơn cáu kỉnh, không vâng lời của con.

Giải quyết vấn đề trước khi hành vi xấu xuất hiện

Nếu phát hiện được lý do núp dưới cơn giận dữ, bạn có thể ngăn chặn trước khi nó “nở rộ”. Thông thường, cơn cáu kỉnh của bé có nguyên nhân từ sự thất vọng (do yêu cầu không được đáp ứng) hoặc chống đối (do không thích mệnh lệnh của cha mẹ). 

Cha mẹ thiếu kiên nhẫn với cơn “ỉ ôi” kéo dài kèm theo nên dễ bị kích động. Chính thái độ này của phụ huynh khiến các bé ứng xử theo cách tiêu cực hơn.

Dùng từ khẳng định

Những từ mang nghĩa phủ định mà cha mẹ ưa dùng là: “không”, “đừng” hoặc “dừng lại”… Điều đó là cần thiết nhưng tất nhiên, chúng không giúp bé chấm dứt mắc lỗi. Không những thế, nNếu dùng từ kiểu đó thường xuyên thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn, bé dễ cáu và thích làm ngược với ý của mẹ.

Thay vào đó, bạn có thể dùng từ mang nghĩa khẳng định như: “Con có muốn…” hoặc “con thích…”. Cần nói với bé những điều bé thích chứ không phải ghét. Cũng có thể giải thích thay vì cấm đoán; ví dụ, bạn không nói: “Đừng nhảy lên ghế” mà hãy giải thích: “Ghế là để ngồi đấy. Con ngồi trên ghế nhé. Lát nữa mẹ đưa con ra ngoài rồi nhảy”.

Cho bé chọn lựa

Bạn hãy dùng yêu cầu trực tiếp; chẳng hạn, thay vì nói: “Mặc quần áo vào”, thử nhẹ nhàng: “Con muốn làm việc gì trước? Mặc quần áo hay đi đánh răng?”… 

Trò chơi hợp tác

Bé thường không mấy hứng thú khi mẹ yêu cầu: “Nhặt đồ chơi rồi bỏ vào giỏ” nhưng lại thích ngay nếu bạn nói: “Mẹ cá là mẹ có thể nhặt hết những chiếc xe màu xanh trước khi con nhặt những chiếc màu đỏ. Chuẩn bị nhé. Bắt đầu”.

Tương tự, thay vì bạn nói nghiêm nghị: “Bỏ đồ chơi xuống và ngồi vào bô ngay”, hãy tạo không khí vui vẻ: “Đến giờ ngồi bô rồi. Mẹ con mình cùng ngồi bô và chơi nhé”. Nhờ vậy, bé dễ tiếp thu và bớt cáu kỉnh hơn.

Hát một bài

Bạn có thể sáng tác những bài hát đặc biệt và dùng chúng khi cùng bé làm việc nhà như bài hát lúc lau nhà, khi thu dọn đồ chơi, bài hát cho lúc mặc áo, khi tập vẽ…

Kể một câu chuyện

Tránh kể những câu chuyện buồn chán, không mang ý nghĩa giáo dục. Câu chuyện cần giúp bé phán đoán tình huống sắp xảy ra hoặc ca ngợi những đức tính tốt của bé.

Vờ ngốc nghếch

Hãy hài hước hơn, giả vờ như bạn bị ngã, nói cường điệu và những tình huống vui vẻ khác; giả vờ đi nhầm tất chân vào tay của bé khi mặc quần áo… Những tiếng cười làm bé khao khát được hợp tác cùng mẹ hơn.

Cho bé vài lời cảnh báo

Bạn có thể giúp bé thay đổi hoạt động bằng cách giúp bé chuẩn bị tinh thần cho hoạt động khác. Nếu muốn gọi bé đi ăn, cần cảnh báo điều đó trước 5 phút; sau đó là 3 phút và 1 phút.

Nhuệ Giang

Nguồn: Người đưa tin

Dùng từ khẳng định

Những từ mang nghĩa phủ định mà cha mẹ ưa dùng là: “không”, “đừng” hoặc “dừng lại”… Điều đó là cần thiết nhưng tất nhiên, chúng không giúp bé chấm dứt mắc lỗi. Không những thế, nếu dùng từ kiểu đó thường xuyên thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn, bé dễ cáu và thích làm ngược với ý của mẹ.

Hãy tiết kiệm những từ phủ định trong trường hợp cần thiết. Thay vào đó, bạn có thể dùng từ mang nghĩa khẳng định như: “Con có muốn…” hoặc “con thích…”. Cần nói với bé những điều bé thích chứ không phải ghét. Cũng có thể giải thích thay vì cấm đoán; ví dụ, bạn không nói: “Đừng nhảy lên ghế” mà hãy giải thích: “Ghế là để ngồi đấy. Con ngồi trên ghế nhé. Lát nữa mẹ đưa con ra ngoài rồi nhảy”.