Chàng trai 17 tuổi tự tử để kiếp sau đầu thai làm người giàu
Câu chuyện đáng tiếc của chàng trai 17 tuổi ở tỉnh An Huy, Trung Quốc được cho là đã tự tử vào ngày 31/8 vừa qua đang gây xôn xao dư luận.
Vụ việc được giáo viên của chàng trai phát hiện khi gọi điện đến nhà vào buổi khuya nhưng không ai bắt máy. Người giáo viên này đã thông báo cho cha mẹ cậu trở về.
[mecloud]t8hTVqcoqs[/mecloud]
Trong khi đó, cha mẹ của thanh niên này làm công nhân ở Thượng Hải. Họ trở về vào ngày hôm sau và tìm được tờ giấy của con trai để lại. Trong thư, chàng trai viết: “Cha, mẹ. Con không muốn viết những dòng này tí nào. Con không biết nên viết gì trong lúc vội vàng thế này. Con đã lên kế hoạch cho mình trong một thời gian dài nhưng lại có nhiều thứ khiến con phải trì hoãn. Nếu con chết, con không muốn làm phiền ai cả, đó là quyết định của con. Nếu có kiếp sau, con không muốn lại sinh ra trong một gia đình nghèo khổ nữa”.
Bố mẹ cậu tiếp tục tìm thấy một lá thư khác nữa viết: “Cha mẹ, con không thể kiên cường được nữa. Thế giới này thật mệt mỏi mà con thì thật yếu đuối. Con sẽ ra đi”.
Chàng trai 17 tuổi tự tử để kiếp sau đầu thai làm người giàu. Ảnh minh họa
Sau 7 ngày tìm kiếm nhưng chàng trai vẫn bặt tăm. Ở trường, nam sinh này là một học sinh trung bình và được giáo viên đánh giá là có tính kỷ luật cao, tôn trọng giáo viên. Ở nhà, cậu là một chàng trai khá vâng lời cha mẹ.
Cha mẹ đi làm xa và ít có thời gian quan tâm đến cảm xúc của cậu. Những cuộc điện thoại cũng không bù đắp được khoảng cách của gia đình. Cha của chàng trai tỏ ra vô cùng hối hận vì không quan tâm đầy đủ đến con trai mình. Mẹ của cậu thì đau buồn đến mức suy sụp.
Câu chuyện của chàng trai 17 tuổi cũng khiến nhiều người phải suy ngẫm. Rất nhiều người không đồng tình với cách làm dại dột của cậu. Một dân mạng bình luận: “Nghèo không phải là lý do để bạn phải kết thúc cuộc sống của mình. Cha mẹ bạn đang chiến đấu từng ngày để sống, bạn cũng phải như vậy chứ”.
Các nhà nghiên cứu xã hội học ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, một xu hướng đáng lo ngại là cha mẹ có thu nhập thấp, đặc biệt là những bà mẹ độc thân, có xu hướng trầm cảm cao hơn những đối tượng tương tự có thu nhập cao.
Họ cũng liệt kê cha mẹ bị trầm cảm ít dành thời gian đầu tư các hoạt động tích cực cho con như đọc sách, đi chơi, đi công viên hay các hoạt động trong nhà khác. Hậu quả là trẻ thường từ chối sự quan tâm của cha mẹ, có vấn đề về hành vi, kết quả học tập yếu kém và chậm phát triển nhận thức và các hành vi xã hội.
Cũng vậy, một số thanh thiếu niên thường chọn kết thúc cuộc sống của mình vì hiện tại quá nghèo khó. Khi cha mẹ về nhà sau một ngày làm việc vất vả mà không kiếm được bao nhiêu, con cái hẳn sẽ cảm thấy thất vọng và áp lực.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
>> Video đang được quan tâm:
[mecloud]zXaN0mhUQo[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua