Chấp nhận “thất bại” để “giải cứu” em Phạm Song Toàn
Một kết cục rất đau là phải chấp nhận để em Phạm Song Toàn chuyển trường.
Và điều không ai mong muốn đã đến: Bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – đã yêu cầu Sở GDĐT giải quyết nhanh việc chuyển trường cho em Toàn.
Bà Thu quyết định vấn đề chuyển trường cho em Toàn cũng trong một tâm thế lo lắng như bao người khác: “Việc chuyển trường thiệt thòi cho em Toàn nhưng không còn cách nào khác. Qua dư luận, tôi cảm thấy bất an khi để em Toàn trong môi trường đó…”. Vị Phó Chủ tịch đưa ra hai góc độ phân tích tình huống: Thứ nhất, nhiều khả năng Toàn sẽ bị kì thị, cô lập trong nhà trường sau khi đã bị không ít học sinh đả kích trên mạng những ngày qua. Thứ hai, nếu sau này nhà trường bị đánh giá thi đua không được như mong muốn, khả năng thầy cô, phụ huynh, học sinh đẩy trách nhiệm về Toàn, xem đó là lỗi từ em.
“Thiệt thòi cho em Toàn nhưng không còn cách nào khác”, một lời đắng và đau từ vị Phó Chủ tịch UBND TPHCM phụ trách ngành.
Với những người ủng hộ em Toàn thì sự trung thực của em đã gục ngã trước những loại dư luận tiêu cực, ác ý. Đó là những dư luận đàm tiếu, trách móc, đả kích v.v… việc làm đúng của em từ một số không ít học sinh và giáo viên tại Trường THPT Long Thới. Cuối cùng, việc nói ra sự thật với lòng trung thực cũng đã thất bại trước thứ dư luận quái ác đó.
Chấp nhận sự “thất bại” để “giải cứu” một học sinh. Một giải pháp tình thế để “giải cứu” em Toàn.
Thử hỏi nếu chúng ta cứ phải “giải cứu” theo cách này đối với những trường hợp như em Toàn thì càng cho thấy sự thất bại của môi trường giáo dục phổ thông hiện nay: Những trường hợp học sinh nói lên sự thật để mong muốn cải thiện việc dạy và học tốt hơn, rơi vào tình thế “đấu tranh, tránh đâu”. Một môi trường giáo dục mà sự thật, lòng dũng cảm, sự trung thực… không có đất sống thì sẽ đi về đâu?
Bây giờ em Toàn đã được sắp xếp “tránh” sang ngôi trường khác, và thứ dư luận quái ác kia đang hả hê với một “thắng lợi”. Nếu chúng ta không gột rửa được sạch thứ dư luận này, thì dù em Toàn có chuyển trường đi đâu cũng khó mà yên ổn học tập cho được.
Vậy thì vấn đề không phải chỉ là trường hợp em Toàn nữa mà ngành giáo dục phổ thông đang cần được "giải cứu".
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua