Chất dẫn truyền thần kinh glutamate có liên quan đến chứng rối loạn lo âu và trầm cảm
Theo The Journal of Neuroscience, lúc ban đầu, cảm giác lo lắng là một cơ chế bảo vệ mang tính tiến hóa. Mặc dù lo lắng là một phản ứng tự nhiên, nhưng nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát đối với một số người. Thay vì là một lực lượng bảo vệ giúp chúng ta cải thiện cuộc sống hàng ngày, nó trở thành gánh nặng ảnh hưởng đến hạnh phúc. Hơn nữa, lo lắng thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Ngoài sức khỏe tâm thần, lo lắng cũng có thể có tác động thể chất. Các tác giả của công trình nghiên cứu mới khẳng định rằng mức độ lo lắng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Rối loạn lo âu cũng phổ biến như trầm cảm - Ảnh minh họa
Theo thống kê ở Mỹ, cứ 5 người trưởng thành thì 1 người bị rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu cũng phổ biến như trầm cảm, nhưng cho đến gần đây, chúng nhận được ít sự quan tâm hơn.
Glutamate là một axit amin và chất dẫn truyền thần kinh kích thích chính trong não. Hoạt tính của hợp chất này giảm đi thì mức độ lo lắng tăng lên. Nồng độ glutamate trong hồi hải mã (khu vực não liên quan đến sự điều tiết cảm xúc và trí nhớ) là rất quan trọng. Đồng thời, có 2 vùng trong vỏ não trước trán được gọi là vùng 25 và vùng 32. Chúng thay đổi mức độ lo lắng bằng cách phối hợp hoạt động cùng với hồi hải mã (hippocampus) một phần của não trước, một cấu trúc nằm bên trong thuỳ thái dương.
Các nhà khoa học đã xác định được rằng mức độ lo lắng sâu sắc tương quan với nồng độ glutamate ở phần trước bên phải của hồi hải mã.
Trong khuôn khổ của công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm nâng độ glutamate trong não của những con khỉ có tâm trạng lo lắng lên mức bình thường. Điều này cho phép để giảm mức độ lo lắng của chúng. Tuy nhiên, khi khu vực 25 không tham gia, tác dụng tích cực của glutamate đã không xuất hiện. Việc phong tỏa khu vực 32 lại không tạo ra sự khác biệt.
Phát hiện này của các nhà khoa học sẽ giúp phát triển các phương pháp mới trong điều trị chứng rối loạn lo âu và trầm cảm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bệnh trầm cảm ở học sinh: Cần phát hiện và can thiệp sớm
- Bé gái 2 tuổi có nguy cơ trầm cảm nếu mẹ căng thẳng khi mang thai
- Mẹ giết con, cháu ở Hà Nội và hồi chuông báo động bệnh trầm cảm
- Ăn kiêng có thể giúp chống trầm cảm
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua