"Chết cười" với màn khám bệnh "tim không đập" của con trai Xuân Bắc
Tin liên quan
- Bố ơi mình đi đâu thế?: Suti và Bi béo “đau khổ” vì “cân nặng éo le”
- “Tuyệt chiêu” dạy con của các ông bố nổi tiếng trong "Bố ơi mình đi đâu thế?"
- Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" gây bức xúc vì nội dung?
- Bố ơi mình đi đâu thế: Các bé thật thà "bóc mẽ" sự thật của bố
Qua hai lần khám bệnh, mặc dù không hiểu gì về bệnh nhân và cách điều trị, nhưng các bé đã học được khá nhiều điều: Sự bình tĩnh khi gặp tình huống khó, tinh thần đồng đội. Mặc dù chỉ là trải nghiệm, các bé đã thể hiện sự thành thật, không giấu dốt khi kiên quyết trả lời “không” và đề nghị “chuyển tuyến” khi có đề xuất mổ cho bệnh nhân đau bụng.
Qua phần này, cô bé Chip cũng đã thể hiện “năng khiếu” với nghề bác sĩ khi hỏi han bệnh nhân đủ thử, lấy thuốc cho bệnh nhân và kê liều lượng uống.
Các bé nhận mật thư.
Bác sĩ Suti cảm thấy lo sợ với nhiệm vụ mới.
Các "bác sĩ nhí" kiểm tra dụng cụ.
Bệnh nhân đầu tiên xuất hiện với triệu chứng chóng mặt, khó thở và được các bác sỹ kết luận: Tim ngừng đập, không thở, huyết áp không độ và được điều trị uống thuốc tim và kiêng khem bia rượu.
Ở đâu khó, có Ti Bi!
Bác sĩ Bi ra tay.
Chuẩn đoán của Bi: "Tim bác ấy không đập đâu!".
Để Tốt Ti khám thử cho bác xem nào.
Sau một hồi khám xét, các bác sĩ đã đưa ra những kết luận cuối cùng.
Bác sĩ Bi cẩn thận khám lại cho yên tâm “Tim bác này không đập”.
Trong khi các bé đang có những trải nghiệm thú vị với việc làm bác sĩ thì các bố cũng đang tìm đủ mọi cách để kiếm tiền cho bữa ăn tối nay. Nhiệm vụ dường như không làm khó các bố, ai cũng háo hức lên đường “mời gọi khách”. Bố Minh Đỗ còn thể hiện tài nói Tiếng Anh khi xông xáo đi mời khách quốc tế trong khi thực tế, người nhận được ‘cuốc khách quốc tế’ lại là bố Xuân Bắc.
Bố Minh Đỗ đã khỏe lại còn khéo nữa.
Thành quả đầu tiên của bố Mạnh Trường.
Xích lô ôm
Giấc mơ EURO
Từ bỏ giấc mơ EURO, Minh Đỗ quay trở lại thực tại và anh đã nhận được thành quả ngay tức thì.
Xích lô kiêm hát rong.
Quay trở lại với các bé, cuối cùng thì bệnh nhân đầu tiên cũng khám xong, cả nhóm thở phào nhẹ nhõm nhưng bệnh nhân tiếp theo đã đến. Lần này là thử thách khó khăn hơn. Bệnh nhân thứ 2 xuất hiện với tình trạng đau bụng dữ dội. Các bác sĩ nhí bàn bạc và đưa ra quyết định cho bệnh nhân uống thuốc ngủ để “tìm ra giải pháp” tốt nhất.
Ghi bệnh án cho bệnh nhân rất chuyên nghiệp.
Phương án của Bi.
Phương án của Chíp.
Tổ chức 1 cuộc họp kín để đưa ra phương án cuối cùng.
Kết thúc tập 22, các bố con được bác Leng Keng giao nhiệm vụ đi chia sẻ đồ ăn với những người lao động giữa trời đêm mưa gió, những người vô gia cư lang thang ngoài đường. Hoạt động này đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc với các bé, giúp các bé hiểu được bài học về việc chia sẻ tình thương yêu với cộng đồng và biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ.
Nhiệm vụ mới nào sẽ chờ đón các cặp bố con ở phía trước? Hãy cùng đón xem “Bố ơi mình đi đâu thế?” tập 23 lúc 12h thứ 7 ngày 14/11 trên kênh VTV3.
ANH TUẤN
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]QdQoltXFDk[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua