Chỉ có ở Tây Phi: Càng lắm sẹo càng... đẹp!

Không lạ khi một người trường thành ở đây thường có hàng chục, thậm chí hàng trăm vết sẹo ngang dọc khắp cơ thể. Với các ngôi làng hẻo lánh ở Tây Phi thì càng có nhiều sẹo càng khỏe đẹp. Họ tin rằng, cắt lên người tạo sẹo là cách xua đuổi những linh hồn tà ác còn ẩn nấp bên trong cơ thể.
Dân làng cũng tin, những vết sẹo mang lại may mắn. Niềm tin này bắt nguồn từ thời kỳ buôn bán nô lệ. Những ai chẳng may “dính” sẹo trên mặt đều thoát khỏi “mắt xanh” của các tổ chức buôn người vốn chỉ chuộng nô lệ lành lặn. Và thế là, sẹo trở thành biểu tượng của phúc lành.
Thực ra, có một cách lý giải đơn giản hơn cho tập tục tạo sẹo còn lại đến ngày nay ở một số ngôi làng Tây Phi. Qua những vết khắc tương đồng trên mặt, những chiến binh trong cùng một bộ lạc dễ dàng nhận ra nhau giữa cuộc chiến và cả khi tàn cuộc, họ cũng dễ thu gom thi thể “đồng đội”. Vì thế, những vết sẹo cứa sâu vào da thịt còn là cách nhận diện, là biểu tượng của sức mạnh dòng tộc và ý thức hệ bộ lạc.
Những mẫu hình khắc như thế này cần đến 3 ngày cắt, rạch mới hoàn thành
Tại bộ lạc Holi, phụ nữ thường có sẹo chi chít trên bụng như một lời chúc phúc “con đàn cháu đống”. Tuy nhiên, có những vết khắc khổng lồ và cầu kỳ đến nỗi phải cần đến 3 ngày mới hoàn thành. Và đó là một thử thách khủng khiếp đối với phụ nữ. Dù đau đớn cỡ mấy, họ vẫn vui vẻ chịu đựng vì chỉ khi vượt qua thử thách, phụ nữ ở đây mới có đủ tư cách để kết hôn.
Bộ lạc Otammari cũng có tập tục tương tự. Nhưng khi có thai, người phụ nữ còn phải nhận thêm nhiều vết cắt đau đớn trên lưng, tạo thành những vết sẹo mang ý nghĩa may mắn và sức khỏe.
Tất nhiên, không chỉ phụ nữ, đàn ông ở các bộ lạc Tây Phi cũng đều chăm chỉ tạo sẹo với lý do đơn giản: Càng nhiều sẹo, càng “đắt” vợ đẹp.
Ngày nay, một số phương pháp tạo sẹo quá nguy hiểm đã bị cấm, nhưng chúng vẫn tồn tại ở những vùng hẻo lánh. Ở Otammari, trong nghi lễ trưởng thành dành cho những đứa trẻ 10 tuổi, người ta vẫn cắt hàng trăm vết lên mặt trẻ em. Ngay cả khi đứa trẻ muốn trốn chạy khỏi nghi lễ đau đớn cùng cực này, nó vẫn bị cưỡng chế đưa đến buổi lễ.
Ở vùng đất Tây Phi, càng ngày càng có nhiều bộ lạc chọn cách cắt mặt nhanh gọn để giảm thiểu đau đớn. Thay vì những hình khắc cầu kỳ hoành tráng, giới trẻ tìm đến những “thiết kế” nhẹ nhàng, tinh tế hơn để đưa lên mặt. Các cô gái trông cũng khá duyên dáng với những vết cắt nhỏ nhắn phân bố ở những vị trí hợp lý trên gương mặt.
Ngoài ra, cánh phụ nữ còn tô màu đen lên những vết cắt như thể phụ nữ hiện đại dùng son, phấn trang điểm. Dù không còn “nệ cổ” 100% thì với phụ nữ Tây phi, tập tục tạo sẹo vẫn là một truyền thống văn hóa đáng tự hào từ ngàn xưa để lại.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm:
[mecloud]pVlHa9CnxU[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua