Cho trẻ ăn cơm sống, hiệu trưởng mầm non bị phụ huynh quây nhiều giờ
Sự việc xảy ra tại Trường mầm non thị trấn Lim 2 (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Cụ thể, thấy con bị tiêu chảy cấp phải đi cấp cứu, nghi ngờ thức ăn ở trường có vấn đề, một phụ huynh đã đến kiểm tra bếp ăn đột xuất thì phát hiện trường cho trẻ ăn cơm sống, bánh ngọt không nhãn mác, thời hạn sử dụng.
Thông tin được vị phụ huynh thông báo tới Hội cha mẹ học sinh và các phụ huynh.
Tại cuộc họp khẩn giữa ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh, nhiều gia đình phản ánh con, cháu mình bị tiêu chảy hoặc các bệnh khác liên quan đến đường ruột.
Nghỉ học chờ làm rõ nguồn thực phẩm
Phụ huynh cháu Nguyễn Đình Phúc Đại - học sinh lớp 3 tuổi cho biết: Ngày 29/9 con trai tôi đi học về bị đầy bụng, trướng hơi, không ăn uống được, đến tối thì bị tiêu chảy, mất nước phải đưa vào viện cấp cứu.
"Tôi mong muốn làm rõ sự việc để đảm bảo sức khỏe cho trẻ có điều kiện phát triển tốt" - lời vị phụ huynh.
Nhiều trẻ bị đau bụng, tiêu chảy khiến phụ huynh kéo đến trường mầm non chất vấn hiệu trưởng.
Đồng quan điểm, các phụ huynh yêu cầu nhà trường xác minh làm rõ vấn đề thực phẩm, đồng thời có báo cáo chi tiết gửi phụ huynh học sinh và Phòng GD-ĐT.
Trước mắt, nhiều phụ huynh chọn giải pháp cho con em mình nghỉ học đến khi có kết luận của cơ quan chức năng và báo cáo chính thức của nhà trường.
Hiệu trưởng nhận thiếu sót
Nhà trường cho rằng, đã kí kết với một công ty chuyên cung cấp thực phẩm, họ có cam kết, nếu có chuyện gì xảy ra phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Nga - hiệu trưởng nhà trường cũng thừa nhận vào thứ 4, 5 tuần trước, giáo viên các lớp báo có cháu bị đi ngoài, nôn mửa mà không rõ lý do nhưng số đó không nhiều.
"Ngay lúc đó, tôi đã yêu cầu các cô theo dõi, thông báo cho gia đình để tìm hiểu nguyên nhân" - lời bà Nga.
Còn việc hôm nay cơm sống vẫn cho các cháu ăn là có, do công ty cung cấp gạo mới, khi nấu có phần cơm bị sống sượng nhưng cô giáo đã gạt phần cơm sống, còn phần chín mới cho các cháu ăn....
Hiệu trường Nguyễn Thị Nga.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nga cho biết: "Trường thừa nhận những sự việc đã xảy ra và nhận sai sót do nhà trường thiếu sót trong quản lý. Còn thực phẩm có an toàn hay không thì tôi chưa khẳng định. Vì nhà trường kí hợp đồng với công ty và họ sẽ chịu trách nhiệm về nguồn thực phẩm".
"Về bánh không có nhãn mác, ngày sản xuất là do tin tưởng phía đơn vị Phương Viên - chuyên cung cấp bánh cho trường, có lẽ bánh được sử dụng hết trong ngày nên nhà sản xuất không làm nhãn mác" - lời vị hiệu trưởng.
Ngay trong tối 3/10, Phòng GD-ĐT huyện Tiên Du đã về trường nắm bắt tình hình và kiểm tra, xác minh làm rõ.
Theo VietNamNet
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua