Choáng trước vườn cây ‘cửu quả’ chơi Tết tiền tỷ giữa Hà Nội
Vừa thấy chúng tôi, ông Giáp nói: "May mà hôm nay các cậu gặp được tôi đấy chứ ít ngày nữa chắc không còn thời gian tiếp chuyện đâu vì đây cũng là thời điểm chạy nước rút để chăm sóc cây rồi".
Vừa thoăn thoắt ghép nốt những quả cam, quả quất hay chanh đào vào cây bưởi ông Giáp cho biết: "Nếu như những năm trước thì cây ngũ quả đã quá quen thuộc với người dân rồi thì năm nay tôi ghép thêm cây cửu quả để phục vụ bà con".
[mecloud]HyhYAgYrih[/mecloud]
Theo ông Giáp thì bản thân những gốc cây ngũ quả hay cửu quả đều là những gốc bưởi nhiều năm trời được gieo trồng rồi tiến hành đưa lên chậu cảnh. Gốc bưởi sau một thời gian đưa lên chậu cảnh thích nghi được thì tiến hành cho cây trưởng thành để cứng cáp hơn, đến tầm tháng 8 tháng 9 thì việc ghép mắt, ghép quả lên cây bưởi được bắt đầu. Các loại quả được ghép như chanh, cam, quýt, phật thủ, bưởi... được ông thực hiện rất công phu và nhiều tâm huyết.
Nói về điều này ông Giáp cho biết: "Do cùng họ với nhau nhưng mỗi loại quả lại đều có đặc tính sinh trưởng khác nhau, chính vì vậy phải trải qua nhiều thời gian tôi mới có thể đúc rút được kinh nghiệm để ghép nhiều loại quả trên cùng một cây thành công và tính toán làm sao để các loại quả này khi đến sát Tết đều chín vàng".
Ông Giáp "bén duyên" với nghề trồng cây từ năm 2002, bắt đầu với cây cam Canh lấy quả. Đến năm 2005, ông phát triển thêm mô hình cây cam cảnh để phục vụ người dân chơi Tết nguyên đán, chủ yếu là những cây thấp, dáng tròn nhưng quả xum xuê, mọng và da đỏ. Bám chặt vào mảnh đất quê hương với nghề trồng cam, gia đình ông khấm khá lên. Từ 1 ha đất của gia đình để trồng cam, ông còn mạnh dạn thuê thêm 5,5 ha đất trong làng và thuê một trang trại ở Hòa Bình để trồng cam Canh.
Đến Tết 2009, ông Lê Đức Giáp vui mừng nhận thấy ý tưởng táo bạo của mình đã trở thành hiện thực. Năm đó, ông làm hơn chục gốc cây ngũ quả, nhưng cây lạ quá thành thử… chẳng ai mua. Ông bèn đem trưng bày ở hội làng, đem biếu hoặc bán rẻ cho bạn bè thân thiết để chơi Tết cho vui.
Đến năm 2010, cây ngũ quả của ông mới được “phát hiện” và vài năm sau đã trở thành một trong những cây cảnh đắt giá nhất trong dịp Tết nguyên đán.
Khi việc kinh doanh cây cam Canh đã “hòm hòm”, năm 2006, ông chợt nghĩ ra một ý tưởng táo bạo là thử ghép 5 loại quả cùng họ với nhau vào một gốc. Trước đó, ông đã từng ghép cam Canh với bưởi Diễn, quýt đỏ với cam Canh thì đều thành công, nên khi bắt tay vào làm cây ngũ quả, ông rất tự tin.
Hiện nay, ông Giáp cho biết có khoảng hơn 100 cây trong vườn đã được người dân khắp nơi đặt mua, đặt thuê với giá từ 2 - 7 triệu đồng/cây.
Khánh Vy
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]cJ4lK3g33c[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua