Choáng váng với bé sơ sinh 18kg, nặng nhất trong lịch sử các ca sinh thế giới
Trong mỗi thai kì, một người mẹ thường phải ăn uống khá nhiều để bổ sung chất dinh dưỡng cho chính mình và em bé trong bụng. Tuy nhiên, một bà mẹ người Úc, chỉ ăn với chế độ nhiều tinh bột, đã hạ sinh một cậu bé với cân nặng “khủng” 18kg.
Trong khi cân nặng của một trẻ sơ sinh bình thường chỉ từ 2,5 đến 4,5kg, trường hợp của cậu bé này khiến các bác sĩ cũng như các chuyên gia y tế từng có nhiều tranh cãi. Ca sinh đẻ đặc biệt này được diễn ra vào ngày 4/6/2015 tại Bệnh viện King Edward Memorial, nước Úc.
18kg là cân nặng thường thấy ở trẻ 6, 7 tuổi và cậu bé này đã giữ kỷ lục “em bé sơ sinh nặng nhất” trong lịch sử thế giới. Trước đó, thế giới đã ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng bất thường tại Nam Phi với 17,2kg vào năm 1839.
Được biết, em bé sơ sinh nặng như vậy nguyên nhân đầu tiên là từ chính người mẹ. Với cân nặng 272kg, mẹ của cậu bé cũng từng được báo chí đưa tin là bà mẹ mang thai với trọng lượng đáng kinh ngạc. Thật may mắn là ca sinh đã diễn ra tốt đẹp. Cho đến nay, sức khoẻ của hai mẹ con vẫn ổn định và cậu bé sống khoẻ mạnh với chế độ ăn uống đặc biệt.
Các y tá hộ sinh trường hợp này cho biết: “Ban đầu, chúng tôi nghĩ chắc phải có đến 2, thậm chí là 3 đứa trẻ, nhưng thật không ngờ lại là một anh bạn đồ sộ”. Cũng theo lời các bác sĩ, người mẹ thừa cân đã không còn xa lạ với họ, nhưng chưa từng có em bé nào “khổng lồ” như vậy. Đây được coi là ca sinh phi thường nhất trong lịch sử sinh đẻ.
Sau khi vượt cạn thành công, hai mẹ con đã ở lại bệnh viện một thời gian để theo dõi tình hình và ổn định sức khoẻ. Được biết, cậu bé này đã cần đến các thiết bị hỗ trợ trong khoảng một tuần và làm các xét nghiệm máu, hô hấp, mỡ đến khi mọi chỉ số về mức ổn định như những đứa trẻ bình thường.
Mỗi khi có thành viên mới, câc bà mẹ đều mong con mình sẽ đủ chất dinh dưỡng, bụ bẫm và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hiện nay có rất nhiều đứa trẻ sinh ra với tình trạng thừa cân. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống, chỉ bổ sung các chất bị thiếu và duy trì phương pháp ăn uống bình thường.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bi kịch câu chuyện bé sơ sinh bị chôn sống
- Bú đều đặn trong 3 ngày, bé sơ sinh vẫn qua đời...vì đói
- Cứu kịp thời bé sơ sinh bị chôn sống
- Hầu như bé sơ sinh nào cũng mắc bệnh ngoài da này, mẹ đừng xem nhẹ
- Bé sơ sinh chết do BS không nghe yêu cầu từ gia đình?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua