Chồng "bất đắc dĩ" đỡ đẻ cho vợ trên xe taxi ở Hà Nội
Nguồn tin từ báo Lao động cho biết, sáng nay (30/7), Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một ca sinh trên taxi của sản phụ L.T.V, 35 tuổi ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội.
Trước đó, khoảng 7h45 cùng ngày, chị V. lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, trên xe taxi chị V. xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng chị V. đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ (do nhau chưa xổ) ngay trên xe taxi khi đang trên đường tới bệnh viện.
Các y bác sĩ đang đón hai mẹ con sản phụ từ xe taxi vào khoa cấp cứu. Ảnh bác sĩ nội trú
Chia sẻ trên báo Vietnamnet, bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, “Ngay khi tới bệnh viện, các y bác sĩ đã tiếp đón hai mẹ con sản phụ ngay tại ngoài xe taxi và nhanh chóng đưa hai mẹ con vào khoa cấp cứu để ủ ấm, hút đờm dãi, kẹp và cắt dây rốn cho bé”.
“Vì tình huống quá nhanh cho nên khi đó các y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đều không biết cháu bé là trai hay gái, chỉ biết rằng cháu bé rất kháu khỉnh, hồng hào, khóc to và cân nặng được khoảng 3,5 kg. Sau khi xử trí cấp cứu xong, y bác sĩ đã chuyển hai mẹ con sản phụ lên khoa sản của bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại sức khoẻ của hai mẹ con đều ổn định”, bác sĩ Chính cho biết.
Trên báo Dân trí, Bác sỹ Chính cũng đưa ra khuyến cáo, “đẻ rơi” trên đường đi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi như có nguy cơ chấn thương, rách âm đạo, rách âm hộ và tầng sinh môn; Sót nhau, sót màng ối; Băng huyết và đờ tử cung; Vỡ tử cung; Sốc mất máu; Nhiễm trùng hậu sản…
Với em bé khi sinh không có sự hỗ trợ của các bộ y tế cũng có nhiều nguy cơ kèm theo, như: Ngạt và sặc ối trong khi thai xổ; Chấn thương thai; Hạ thân nhiệt thai nhi; Nhiễm trùng…
Vì thế, để tránh tình trạng đẻ rơi trên đường tới viện, các sản phụ nên khám thai định kỳ, ước tính ngày sinh đẻ. Gần đến ngày sinh phải hết sức lưu ý các cơn co tử cung. Khi có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ, không nên chủ quan và cần đi khám ngay và hãy tới khám ở cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt với những người sinh con dạ thường quá trình chuyển dạ nhanh hơn con so. Như trường hợp này, sau 3 cơn co tử cung dữ dội, chỉ sau khoảng 30 phút em bé đã chào đời.
M.Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video:
[mecloud]terSHY6cKm[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua