Chồng thường xuyên trách móc vợ không biết chi tiêu, biện pháp của vợ khiến chồng 'câm nín' chỉ sau 3 ngày
Nhà Yến có 6 khẩu phần ăn: bố mẹ chồng cô, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ (một 7 tuổi, một 6 tuổi). Bố mẹ chồng đều già yếu, ông bà giúp 2 người chăm sóc các cháu, trông coi nhà cửa, mẹ chồng giúp Yến nấu bữa trưa khi cô đi làm về muộn. Cuộc sống đầm ấm và bình dị cứ thế trôi qua.
Việc đi chợ là của Yến, sáng sớm trước khi đi làm cô tranh thủ qua chợ mùa đồ ăn cho cả nhà. Cô luôn cố gắng chi tiêu tiền ăn của cả nhà vào khoảng 200 nghìn đồng mỗi ngày, vị chi 1 tháng đã 6 triệu. Chưa nói còn bao nhiêu các khoản khác: điện nước, gas, mạng internet, tiền học cho các con, tiền thuốc men khi ốm đau, tiền ma chay cưới hỏi...
Sơn – chồng cô không phải người keo kiệt, hàng tháng anh đều đưa lương cho vợ, chỉ giữ lại một khoản tiêu vặt. Cô cũng đi làm có lương, mà sau nhiều năm mà trong nhà số tiền tích góp chẳng đáng kể là bao. Thời gian đầu mới kết hôn, anh không hay hỏi đến tài chính. Sau này 2 con lần lượt ra đời, còn cách năm một, chi tiêu đội lên chóng mặt, anh không kêu than gì. Nhưng từ năm ngoái tới năm tay, Sơn bắt đầu nhiều lần bực dọc về chuyện tài chính với vợ.
Sơn chê Yến không biết chi tiêu, rằng anh đọc trên mạng nhà người ta có 5 triệu còn mà vừa ăn vừa tiêu cả nhà vẫn đủ. Đây riêng nhà anh 6 triệu tiền mỗi ăn ngày 3 bữa, vẫn thấy Yến chẳng vui vẻ gì. Yến bực lắm, cô đã hết sức tiết kiệm, tính toán từng đồng, nát óc nghĩ ăn uống thế nào vừa tiết kiệm mà vừa đủ chất cho cả nhà rồi đấy chứ. Chẳng được anh công nhận, khen ngợi một câu, thậm chí còn bị đay nghiến, mắng mỏ như thể cô là người hoang phí, vung tay quá trán vậy.
Yến chiều theo lòng chồng thắt chặt ăn tiêu, đến khi mâm cơm được bày ra thì từ anh tới các con đều không vui. “Em nấu thế này ai ăn được? Mỗi tháng bao nhiêu tiền như thế mà cho cả nhà ăn cái gì đây?”, Sơn gắt lên. Bố mẹ chồng Yến không nói gì nhưng cũng chẳng ăn được nhiều như mọi bữa. Các con thì mè nheo bữa sau mẹ nhớ mua thịt bò, mua cá thu... Yến ôm đầu, cô phải làm sao bây giờ?
Ảnh minh họa
Chủ nhật, Yến đi siêu thị, nhìn thấy một người đàn ông xách giỏ đi chợ một mình. Trong đầu cô nảy ra ý tưởng hay ho. Tối về nhà, cô giả vờ than thở với chồng:“Anh ơi, từ mai anh cầm tiền chợ đi, có khi lại tiết kiệm được ra, chứ em thấy mình vẫn chưa biết cách quản lí tiền bạc ấy... Anh cầm tiền thôi, em vẫn đi chợ cơm nước, anh chỉ cần rút ví là được”. Sơn liền vênh mặt: “Được, để anh cầm! Đảm bảo để ra hơn mấy lần em cho xem!”.
Sáng hôm sau, 2 vợ chồng cầm 200 nghìn ra chợ. Đầu tiên, Sơn ghé quán phở gọi 2 bát phở bò cho 2 người. Ăn xong anh gọi 2 bát nữa mang về cho bố mẹ, cộng với 2 phần xôi ruốc cho 2 con. Lúc tính tiền, chủ quán cười tươi: “Của anh 150 nghìn. 4 bát phở bò 120 nghìn, xôi 15 nghìn một suất”. “Cái gì?”, Sơn thiếu điều la lên ngay giữa quán. Cả ngày có 200 nghìn, nguyên bữa sáng đã ngốn 150 nghìn rồi, vậy trưa với tối ăn cái gì?
“Quán em bán giá thế là hợp lí rồi anh ơi, chỗ khác người ta còn lấy 4 - 50 nghìn một bát phở bò ấy chứ! Anh muốn rẻ lần sau ăn phở thịt lợn, 20 nghìn một bát”,chủ quán rõ không vui. Yến không nói gì, tủm tỉm nhìn Sơn mặt nhăn như quả mướp đắng cầm tờ 50 nghìn ra khỏi quán phở. Cuối cùng 2 vợ chồng xách 6 lạng thịt lợn và rau về nhà, cả ngày xác định ăn thịt lợn xào và rau luộc, còn chưa nói tới 3 lạng thịt/bữa/6 người có đủ hay không đấy.
Hôm sau, sáng sớm 2 vợ chồng lại đèo nhau ra chợ. Sơn rút kinh nghiệm, hôm nay cả nhà đều ăn xôi, nhưng 6 suất cũng mất xừ 90 nghìn rồi còn đâu! Ra chợ vào hàng thịt bò, nghe nói 240 nghìn/cân, Sơn tí nữa thì bỏ chạy. Cả nhà ăn 2 bữa cũng phải 7 - 8 lạng, 6 miệng ăn chứ ít gì. Chưa nói rau cỏ, gia vị các thứ linh tinh. Sơn quay sang hàng cá, hỏi cá chép 60 nghìn/cân thì líu lưỡi. Nhà anh 1 bữa phải ăn 2 con tầm 1,5 cân mới thoải mái, các con đang tuổi lớn sức ăn ngang ngửa Yến ấy chứ. Nguyên tiền cá đã 90 nghìn, thế bữa tối nhà anh ăn gì? Cuối cùng Sơn xách 2 chục trứng gà, ít lạc và rau về nhà, kết thúc ngày đi chợ thứ hai.
Ngày thứ 3, Sơn rủ Yến đi chợ thật sớm, mua thịt về nấu mì gạo ăn ở nhà cho rẻ. Yến muốn cười lắm rồi, hóa ra anh đã biết bên ngoài giá cả thị trường kinh khủng thế nào. Sơn mua 3 lạng thịt, hành và mì, tổng cộng đã 45 nghìn để nấu bữa sáng. Còn 165 nghìn anh mua 2 cân cá trôi kho ăn cả ngày, măng tươi đúng mùa, thêm ít rau xanh, gừng tỏi...cũng vừa hay hết tiền.
Tối ngày thứ 3, Sơn thở dài nói với vợ: “Anh xin lỗi đã hiểu nhầm rồi trách móc em bấy lâu nay. Đúng là với 200 nghìn/ngày cho nhà mình, may ra mới đủ tiền thứ ăn, chưa nói gạo nước mắm muối. Mà cũng chỉ ăn uống ở mức bình thường, chứ ăn ngon ngon một tí thì còn lâu mới đủ. Anh thấy nguyên việc nghĩ hôm nay ăn gì sao cho đổi món lạ miệng, vừa túi tiền lại đủ chất, thật sự vô cùng đau đầu.. Mấy ngày qua nhà mình còn chưa được ăn hoa quả, các con không có sữa uống đấy...”.
Lúc này Yến không nhịn được nữa, phải phì cười. Đấy mới chỉ là một việc nhỏ trong mớ công việc không tên hàng ngày của phụ nữ thôi đấy. Cánh đàn ông mà bắt phải làm từng ấy việc xem, có khi nổ óc vì quá căng thẳng cũng nên.
“Từ tháng tới em cứ tăng tiền ăn lên cho thoải mái, không cần tiết kiệm quá đâu. Anh sẽ cố gắng cày cuốc, chẳng nhẽ nuôi cả nhà mỗi khoản ăn no thôi cũng không xong à?”, cuối cùng Yến đã giành được sự thông cảm, thấu hiểu của Sơn chỉ sau 3 ngày ngắn ngủi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chồng đột nhiên chỉ góp nửa phần chi tiêu hàng tháng
- Thủ thuật đơn giản của người Nhật giúp bạn giảm chi tiêu 35%
- Chuyên gia tài chính mách chị em cách quản lí chi tiêu
- Bộ quần áo “lớn lên” cùng bé giúp cha mẹ tiết kiệm khoản chi tiêu lớn
- Những mẹo nhỏ giúp chi tiêu thông minh
- Có ít tiền không đủ mua đất, nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm để hưởng lợi cao hơn?
- Đi siêu thị thấy "tiền tiêu nhanh như bị mất cắp", kiểm tra ngay có phạm phải 4 sai lầm này
- 5 mẹo quản lý chi tiêu giúp bạn luôn tự chủ về tài chính cả trong lúc khó khăn
- Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 19/7: Đồng USD giữ đà tăng giá
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua