Chuẩn bị ca ghép đầu người lịch sử tại Trung Quốc
Phát biểu tại một cuộc họp báo vừa diễn ra ở Vienna - Ý, vị bác sĩ cho biết các cộng đồng y tế ở Mỹ và châu Âu sẽ không cho phép tiến hành ca phẫu thuật vẫn đang gây tranh cãi gay gắt này. Do đó, ông và các đồng nghiệp sẽ thực hiện phẫu thuật tại Trung Quốc.
Cộng sự của ông, bác sĩ người Trung Quốc Xiaoping Ren cho biết mọi thủ tục được tiến hành thuận lợi và thời điểm phẫu thuật chính xác sẽ được công bố trong vài ngày tới. Ca phẫu thuật ước tính lên đến 100 triệu USD, cần đến hàng chục bác sĩ phẫu thuật và nhiều chuyên gia khác.
Nói là ghép đầu nhưng thực chất ca phẫu thuật nhằm mục đích ghép một thân người khỏe mạnh nhưng chết não vào đầu người nhận, vốn có bộ não khỏe mạnh nhưng vì một bệnh lý nào đó mà thân mình không thể sử dụng được nữa.
Vị bác sĩ cũng mô tả sơ lược về cách ông sẽ thực hiện ca phẫu thuật mang hơi hướm kinh dị này: các dây tủy sống ở vùng cổ của người hiến và người nhận sẽ được cắt cùng lúc bằng một lưỡi dao kim cương.
Phần đầu người nhận sẽ "đông lạnh" bằng phương pháp hạ thân nhiệt sâu để bảo vệ sự sống. Chiếc đầu này cũng được gây mê và được các máy móc hỗ trợ giúp hít thở, bơm máu. Một hệ thống tương tự cung cấp oxy và tuần hoàn cho phần thân người hiến trong suốt 24 giờ phẫu thuật.
Chân dung "Frankenstein" thời hiện đại - ảnh: THE WILL NIGERIA
Nhiều chuyên gia hàng đầu sẽ phải làm việc hết công suất để nối lại xương cột sống, tĩnh mạch cổ, khí quản, thực quản… và nhiều cấu trúc khác. Cả người hiến và người nhận đều được đặt trong tư thế ngồi suốt cuộc phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn ở trong trạng thái hôn mê thêm một thời gian để cơ thể dần hồi phục.
Người hiến và người nhận giấu tên, đều đến từ Trung Quốc.
Bác sĩ Canavero cho biết để đi đến ca phẫu thuật chính thức, ông và các đồng nghiệp đã thử nghiệm lâm sàng với những người tình nguyện hiến thi hài ở Trung Quốc. Một cuộc phẫu thuật kéo dài 18 giờ trên hai thi hài chết não đã cho thấy việc nối lại tủy sống và các mạch máu hoàn toàn khả thi.
Trước đó, họ đã thí nghiệm trên chuột và chó còn sống và đã đạt được một số thành công, trong đó có một con chó đã có thể chập chững đi lại sau 6 tuần ghép đầu.
Chuyên gia Việt Nam tin tưởng vào kỹ thuật ghép đầu
Cho dù ý tưởng của bác sĩ Sergio Canavero vấp phải nhiều luồng ý kiến phản đối ngay tại các nước Âu-Mỹ, thì cũng có nhiều chuyên gia tin tưởng vào tính khả thi của kỹ thuật. Hơn hết, kỹ thuật đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân, ví dụ như bệnh nhân ung thư, một cơ hội sống thứ hai.
Gần 2 năm trước, khi câu chuyện vừa được thế giới biết đến và đang gây xôn sao, trong một sinh hoạt chuyên đề về hiến, ghép tạng ngày 12-1-2016, GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế), cho biết sau ca ghép đầu người lần đầu tiên trên thế giới, Việt Nam sẽ sẵn sàng mời các chuyên gia chuyển giao kỹ thuật này.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua