Chuyện cổ tích về thầy trò tí hon làm hàng triệu trái tim thổn thức
Được biết, Đinh Văn K'Rể (SN 1998) là người dân tộc Hơ rê, em không có một tuổi thơ êm đềm như những bạn nhỏ cùng trang lứa. Kể từ khi được sinh ra em đã mắc chứng bệnh Seckel (người lùn, đầu chim). Đây là một chứng bệnh rất hiếm gặp và khó có khả năng chạy chữa.
Vì thế, năm nay đã 9 tuổi nhưng K'Rể xuất hiện tại chương trình “Thay lời tri ân” là một cậu bé chỉ cao 58 cm và nặng 3,9 kg nhỉnh hơn em bé sơ sinh một chút. Câu chuyện cổ tích của cuộc đời K'Rể thực sự bắt đầu vào năm 2012 khi em được gặp thầy giáo Đặng Văn Cương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba (Quảng Ngãi).
Đinh Văn K'Rể tại chương trình “Thay lời tri ân” năm 2017 |
Được biết hoàn cảnh khó khăn của cậu bé tí hon K'Rể, em lại thiệt thòi khi không được cha mẹ chăm sóc, sau một thời gian giúp đỡ thì đến năm 2015 thầy Đặng Văn Cương đã đón em về sống cùng với thầy và tự tay chăm sóc em. Từ đây, thầy dạy cho em từng chút một và hai thầy trò đã cùng nhau viết nên câu chuyện cổ tích của cuộc đời mình.
Giờ đây, sau 2 năm được thầy dạy dỗ, được tiếp xúc với các bạn, K'Rể đã có thể viết được những con số và những con chữ đơn giản. Hơn thế, em không còn cảm giác sợ hãi với mọi người xung quanh, em có thể chủ động nói chuyện và hiểu những vấn đề diễn ra xung quanh mình.
Tại chương trình “Thay lời tri ân”, thầy giáo Đặng Văn Cương đã có những chia sẻ khiến hàng triệu trái tim thổn thức, xúc động về kỷ niệm khó quên giữ thầy với cậu học trò tí hon này. Thầy Đặng Văn Cương trầm ngâm: “Có lẽ khoảng thời gian khó khăn nhất của hai thầy trò là lúc tôi đưa K'Rể ra Hà Nội khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ra bệnh viện, để chuẩn đoán chính xác bệnh tình của K'Rể, các bác sĩ phải lấy đủ 5 ống máu phục vụ cho xét nghiệm. 5 ống máu với người bình thường cũng là khó khăn, điều tôi lo sợ nhất là cậu bé 3,9 kg có chịu đựng được cuộc thử thách này hay không.
Lúc đó thực sự là tôi đã đánh cược với số phận. Khi đến ống máu thứ 3, K'Rể gần như kiệt sức, hai thầy trò ôm nhau khóc. Rồi tôi đã phải lau nước mắt để dỗ dành con dũng cảm và kiên nhân để có thể lấy được 5 ống máu xét nghiệm”.
Có lẽ, tình cảm của hai thầy Cương và K'Rể không chỉ là tình thầy trò mà giống như tình thương của người cha dành cho đứa con trai bé bỏng của mình. Tình thương đã kết nối họ lại với nhau và giờ đây họ đã trở thành một phần cuộc sống của nhau.
Cảm phục trước câu chuyện cổ tích của hai thầy trò tí hon, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị Ban tổ chức được lên sân khấu để đứng thật gần hai thầy trò trao tặng một phần quà nhỏ xuất phát từ sự xúc động mãnh liệt trong trái tim ông.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bế cậu học trò Đinh Văn K'Rể tại chương trình “Thay lời tri ân” năm 2017 |
Trên sân khấu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hỏi cậu học trò Đinh Văn K'Rể: “Thầy có thể bế con được không?”. Thật bất ngờ khi cậu bé sợ sệt ngày nào đã không ngần ngại sà vào vòng tay Bộ trưởng một cách rất tự nhiên và đầy yêu thương.
Chia sẻ những cảm xúc về câu chuyện cổ tích của hai thầy trò, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, đây có lẽ là một trong những giây phút đáng nhớ và xúc động nhất trong cuộc đời làm thầy và làm một nhà quản lý giáo dục.
Bộ trưởng cũng chia sẻ, thời gian tới sẽ nỗ lực hơn nữa trên cương vị của mình để san sẻ gánh nặng khó khăn cùng các thầy cô trên khắp mọi miền đất nước.
Bộ trưởng gửi lời chúc đến thầy Đặng Văn Cương và em Đinh Văn K'Rể sẽ có thêm nhiều sức khỏe, nghị lực để tiếp tục cuộc hành trình gieo chữ, gieo hy vọng cho đời và hẹn thời gian gần nhất sẽ đến thăm Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba.
Nhân dịp 20.11 đã đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã và đang công tác trong ngành giáo dục. Bộ trưởng hi vọng rằng dù trong hoàn cảnh nào các thầy cô hãy giữ trọn tâm huyết, đam mê và truyền lửa cho đời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua