Chuyên gia thời tiết lý giải nguyên nhân nắng chói chang giữa mùa đông
Mặc dù thời tiết đã lập đông được 1 tuần nhưng hiện tại, ở Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc lại đang có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất ở ngưỡng 31 - 32 độ C.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, thời tiết vào tháng 11 có nắng nóng đan xen các đợt rét không phải sự biến động mà đây là chu kỳ thời tiết hàng năm.
"Bởi trung bình hàng năm, vào tháng 11 đều có 4 đợt gió mùa đông bắc tràn về và xen kẽ vào đó là các đợt nắng nóng.
Năm nay, vào dịp tháng 11 chỉ có một tuần này là nắng còn 2 tuần trước đó đều lạnh, rét và đợt nắng này cũng chỉ kéo dài đến thứ 2 - 3 tuần tới, sau đó, lại có một đợt lạnh, rét khác làm người ta quên đi nắng nóng này", ông Hải nói.
Ông Hải cũng cho biết thêm: "Nếu chúng ta tìm lại các thông tin và nhớ lại thì vào cùng thời điểm này năm 2015 sẽ thấy điều hòa của nhiều gia đình ở Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc vẫn phải bật do thời tiết nắng nóng.
Còn tình hình nắng nóng hiện nay, nhiệt độ cao nhất chỉ từ khoảng giờ trưa đến chừng 17 giờ, trời nắng hanh, khô và buổi sáng, tối vẫn phải mặc áo khoác, áo ấm khi đi ra ngoài", ông Hải nêu.
Về nguyên nhân của hiện tượng thời tiết nắng nóng đan xen các đợt lạnh, theo ông Hải là do tác động của hiện tượng El Nino (nóng) cực đại và trong đợt nóng đang xảy ra hiện nay ở các tỉnh miền Bắc, nhiệt độ trung bình ở mức 31 - 32 độ C.
Và hiện tượng El Nino kéo dài năm 2015-2016 còn cao hơn cả mức trong lịch sử năm 1997-1998 nên thời tiết có nhiều diễn biến bất thường trong những tháng cuối năm.
Sang tháng 12, lãnh đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, kiểu thời tiết hết lạnh chuyển sang nóng vẫn sẽ tiếp diễn nhưng nhiệt độ không cao bất thường như tháng 11.
Cụ thể, nhiệt độ cao nhất tháng 12 chỉ khoảng 27-28 độ C và sau đợt rét đậm đầu tiên xảy ra (khoảng giữa tháng 12) thì nhiệt cao nhất chỉ còn duy trì ở ngưỡng 22-23 độ C.
Theo thông tin của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn trung ương, nhiệt độ trung bình toàn quốc từ tháng 5-9/2016 phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C.
Trong đó, khu vực phía Bắc có nền nhiệt độ cao hơn khu vực phía Nam, riêng tháng 6, khu đồng bằng Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 2,5 độ C.
Cũng trao đổi với chúng tôi, một số chuyên gia y tế cho rằng, nhiều người xem nhẹ nắng mùa này, không che chắn, tránh nắng, đặc biệt lười uống nước dẫn đến tình trạng mất nước, mệt mỏi.
Do đó, cần bảo vệ bản thân và người nhà, đặc biệt trẻ nhỏ và người già trong thời tiết này, bằng cách mặc quần áo dài, chống nắng, tăng cường uống nước, bù nước đối với người lao động nặng, đồng thời, không nên uống nước quá lạnh hay dùng đá vì dễ bị viêm họng.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua