Chuyện người vợ bế con tháo chạy khi chồng chết vì tai nạn
Một câu chuyện được kể lại như sau: Hai vợ chồng cùng con gái khi đang lái xe trên đường thì đâm vào đuôi một chiếc xe tải lớn. Cú va chạm khiến đầu xe bẹp rúm, người chồng ngồi ở ghế lái chết gục ngay tại chỗ. Người vợ và con gái ngồi phía sau chỉ bị thương. Cảnh tượng lúc ấy rất kinh hoàng. Người vợ kêu lên thất thanh và ngay lập tức dùng tay bịt mắt con gái, mở cửa xe bế con chạy ra xa khỏi hiện trường tai nạn, tay kia cầm điện thoại gọi cho cảnh sát.
Hành động ôm con tháo chạy của người vợ đã khiến chị bị chỉ trích, mắng nhiếc thậm tệ. Người ta cho rằng chị đã bỏ mặc chồng trong cơn hoạn nạn. Con gái chị chỉ biết rằng bố nó đã đến một nơi rất xa.
Người vợ bị gia đình nhà chồng cấm không được tham dự lễ tang. Hôm đó, chị khoác áo xô trắng quỳ gối dưới chân mẹ chồng, khóc mà nói rằng: “Thưa mẹ, con yêu chồng con và cũng yêu con gái của con. Con bế cháu tránh đi là không muốn để cho con bé chứng kiến cảnh cha mình chết bi thảm như vậy”.
Chị nói rằng chồng chị khi còn sống thường uống rượu đến say mềm. Nguyên nhân là vì khi anh còn nhỏ đã phải tận mắt chứng kiến cảnh bố mình bị sát hại. Giây phút ấy đã ám ảnh anh đến tận khi trưởng thành, khiến anh phải khốn khổ sống với “bóng ma” thời thơ ấu. Vì vậy anh nói với chị rằng anh luôn muốn con gái có một tuổi thơ vui tươi, dù thế nào đi nữa.
Trong trí nhớ của trẻ con, có những việc rất dễ dàng quên đi, nhưng có những việc giống như là đã khắc sâu vào trong lòng, cả đời không xóa đi được. Theo một nhà tâm lý học, những tiêu cực từ thời thơ ấu có thể đem đến những hậu quả nghiêm trọng lúc trưởng thành. Ví dụ những người có nhân cách rối loạn thường là có liên quan đến việc bị chấn thương tâm lý lúc còn nhỏ.
Vì vậy những người làm cha làm mẹ không chỉ cần phải bảo vệ thân thể con cái khỏe mạnh mà còn cần phải chăm sóc gìn giữ tâm hồn con trẻ. Như người mẹ trong câu chuyện trên vì muốn bảo vệ tâm hồn và tương lai của con gái nên đã chấp nhận gánh chịu những chỉ trích của người thân và dư luận.
6 điều trong quá khứ dễ khiến trẻ mang ám ảnh suốt đời:
Tận mắt chứng kiến thảm kịch: Ví dụ như làm thịt các con vật, sự cố giao thông
Sặc nước ở bồn tắm hoặc là ở bể bơi, bị mắc dị vật ở cổ họng, bất lực không thể thở được.
Bị sỉ nhục hoặc cười nhạo vì một khiếm khuyết nào đó trên thân thể
Bị bắt cóc, bị đánh đập ngược đãi hoặc là bị đối xử tàn nhẫn
Khi mắc sai lầm hoặc lúc ăn cắp, ăn trộm bị bắt tại chỗ
Cha mẹ ly dị hoặc cha mẹ có tình cảm lạnh lùng thờ ơ, không ở cùng nhau.
Tường Vi (Tổng hợp)
Theo Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua