Chuyện về những người phụ nữ gắn bó với nghĩa trang hơn ở nhà
Ít ai biết rằng đó là công việc gắn bó với hàng trăm nữ lao công suốt nhiều năm qua tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn – Hòa Bình). Ở đây hàng trăm nữ lao công chọn một công việc chẳng giống ai đó là chăm sóc cho người đã khuất, thậm chí trò chuyện với người đã khuất hệt như họ vẫn đang còn sống và xem người khuất như người thân của mình đã nằm xuống.
Hàng trăm nữ lao công chọn một công việc chẳng giống ai đó là chăm sóc cho người đã khuất.
Trên tay với chiếc kéo, xô nước, chiếc cuốc chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi – trú tại xã Lâm Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình)gắn bó với nơi này nhiều năm nay chia sẻ: “Chúng tôi làm công việc này chẳng giống ai nhưng cũng cảm thấy yêu mến bởi hàng ngày được trò chuyện với người đã khuất bao giờ cũng thấy ấm lòng, thanh thản hơn”.
Hàng ngày các chị chăm chút dọn dẹp từng phần mộ.
“Trước kia tôi đã từng làm nhiều nghề khác nhau cũng vất vả lắm nhưng khi chọn làm lao công tại nghĩa trang thấy ổn định hơn. Thời gian đầu các con và chồng cũng có phản đối vì công việc này mấy ai dễ thích nghi, thế nhưng sau đó chồng và các con cũng vui vẻ đồng ý bởi mình có làm gì sai trái đâu, thậm chí nhiều khi người thân mình đau ốm lúc đó mình thành tâm thắp nén hương cho những người đang yên nghỉ ở đây để mong phù hộ cho gia đình mình”, chị Hoa cho biết thêm.
Chia sẻ về các ngôi mộ, chị Hoa cho biết: “Đây là nơi yên nghỉ của nhiều người nhưng với tôi ấn tượng nhất với nghệ sỹ Văn Hiệp. Ngày nghệ sỹ được đưa lên đây yên nghỉ tôi cũng đã khóc mặc dù chẳng họ hàng thân thích gì nhưng trước nay tôi đều hâm mộ nghệ sỹ Văn Hiệp”.
[mecloud]F0uVTJip6b[/mecloud]
“Khi an táng cho nghệ sỹ xong, những ngày đầu tôi gần như ngày nào cũng có mặt trước ngôi mộ của nghệ sỹ để nói chuyện. Tôi nói cho ông biết về những bộ phim, những cảnh hài những lần tôi gặp ông ngoài đời cách đây nhiều năm khi ông đi lưu diễn. Được biết ông thích hút thuốc lào nên có lần tôi đã mua một chiếc điếu cày và thuốc đặt trước ngôi mộ hy vọng dưới kia ông được hút thuốc cho đỡ thèm”, chị Hoa nghẹn ngào kể.
Còn chị Hà Thị Hồng (36 tuổi – trú tại xã Dân Hòa – huyện Kỳ Sơn) đã gắn bó ở nghĩa trang đến 4 năm. Dù hàng ngày các chị phải làm việc từ sáng đến tối, phần lớn thời gian đều ở nghĩa trang nhưng với chị đó là niềm vui bởi không phải ai cũng có thể làm được công việc này.
Vừa dùng khăn lau một ngôi mộ chị vừa kể: “Những ngày đầu mới làm cũng có chút sợ nhưng mình làm nghề này, chăm sóc cho người đã khuất thì chắc chắn họ đều phù hộ cho mình nên tôi không còn sợ sệt gì cả”.
“Trồng một khóm hoa, cây xanh, cỏ quanh những ngôi mộ đều khiến chúng tôi đều thành tâm với người đã khuất. Trước khi thực hiện những công việc này, chúng tôi đều có thắp hương cầu khấn xin phép để người khuất an lòng”, chị kể.
Khánh Vy
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang được quan tâm:[mecloud]W0lyQ9CZd2[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua