Có nên cấm đoán, cách ly khi con chơi với bạn xấu tính
Cha mẹ cần hiểu rằng ở độ tuổi tình bạn bắt đầu hình thành, tình bạn của trẻ rất dễ thay đổi. Bé có thể thân với bạn này vì một điểm gì đó trẻ thích và cũng có thể “đổi bạn” ngay vì một lý do tương tự…
Khi bé đang chơi với một bạn có nhiều hành vi không tốt mà bạn không thích, đừng thái quá đến mức cấm đoán, làm lớn chuyện. Nhưng cũng không nên chủ quan đứng nhìn con bị ảnh hưởng xấu.
Dưới đây là một số gợi ý xử lý tình huống dành cho cha mẹ:
Hãy khéo léo phân tích cho bé hiểu thế nào là những hành vi tốt, được mọi người yêu mến và thế nào là những hành vi xấu, không nên làm để mọi người xa lánh. Bạn có thể kể cho bé nghe những câu chuyện hoặc cho bé xem những bộ phim trong đó có nhân vật có những tính cách xấu, hay quát nạt, la hét làm cho người khác không yêu mến và kết cục là bạn ấy không có ai chơi cùng nữa cả. Ngược lại những nhân vật tốt với những hành vi đẹp thì luôn được mọi ngườiyêu thương, khen ngợi.
Thường xuyên dành thời gian trò chuyện với con để hiểu về suy nghĩ, tâm lý của con và sớm phát hiện ra những "bất thường".
Khéo léo gợi mở cho con biết những hành vi được cho là xấu của bạn bè bé bằng một số câu thắc mắc kiểu như: “Mẹ chẳng hiểu tại sao bạn A lại hay lườm nguýt thế nhỉ? Con thấy lúc bạn ấy nguýt như thế bạn ấy có xấu không? Bạn ấy có được mọi người yêu mến không?” Hay “Bạn B hay cười trông bạn ấy xinh con nhỉ? Bạn ấy hay giúp đỡ mọi người chắc mọi người yêu bạn ấy lắm?”...
Hãy lắng nghe con và kịp thời khen ngợi, khích lệ những hành động đẹp của con, hành vi tốt của cả bạn bè con.
Dạy trẻ hiểu không ai là hoàn hảo để trẻ có thể chấp nhận những người bạn chưa hoàn hảo, cũng như chấp nhận sự chưa hoàn hảo của bản thân. Đồng thời người lớn cũng cần dạy trẻ cách nhận biết giữa những người bạn tốt và không tốt.
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình khi con có hành vi xấu, ví dụ: “Mẹ không thích con la hét, giận giữ, không thích con lườm nguýt vì lúc đó trông con không đáng yêu chút nào cả, lúc đó con không giống con gái yêu của mẹ”.
Người lớn hãy làm tấm gương tốt cho con trẻ noi theo. Trong mỗi tình huống, mỗi hoàn cảnh cha mẹ nên kiềm chế cơn tức giận của mình, không thể hiện những hành vi tiêu cực để bé thấy rồi bắt chước làm theo.
Hãy dạy bé biết tôn trọng, yêu thương, khoan dung… ngay từ khi còn nhỏ để bé có thể đề kháng trước những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài.
Trong trường hợp cần thiết, bố mẹ có thể tìm hiểu, gặp gỡ, "kết thân” với nhóm bạn của trẻ.
[mecloud]XZJZdKtgl5[/mecloud]
Tường Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua