Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?
Nhịp võng đu đưa kèm theo làn gió mát có thể dễ dàng ru bé vào giấc ngủ. Tuy nhiên về lâu vài nó có thể ảnh hưởng cột sống, và não bộ của bé, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh còn non yếu và dễ tổn thương.
Tại sao mẹ hay cho trẻ sơ sinh nằm võng?
Thói quen nằm võng đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Hình ảnh những chiếc võng giăng ngoài hiên nhà, trong sân vườn hay ở lũy tre làng rất quen thuộc, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp ở nhiều vùng miền từ Bắc vào Nam.
Thực tế là nằm võng rất mát, đặc biệt là vào mùa hè, nên võng được xem như cứu cánh để đưa trẻ vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Nhiều loại võng mắt lưới nên lưng trẻ thường thoáng, cộng với việc đung đưa nên trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vì thế mà ba mẹ có thể tận dụng thời gian làm việc khác.
Từ thói quen nằm võng mà ông bà ta thường hay cho trẻ ngủ võng khi nuôi dạy con là điều dễ hiểu.
Cho trẻ sơ sinh nằm võng có nên không?
Trẻ từ 3 tuổi trở xuống do hệ xương còn non yếu và đang trong giai đoạn phát triển nên dễ bị biến dạng khi nằm võng quá nhiều.
Nằm võng có thể giúp bé ngủ ngon hơn nhưng lại chứa nhiều nguy cơ làm cong lưng, lệch cột sống. Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh về chiều cao do tư thế nằm luôn bị cong.
Hiểm họa tiềm ẩn khi cho em bé sơ sinh nằm võng nhiều
Nguy cơ ức chế thần kinh
Đôi khi mẹ bị nhầm lẫn giữa việc trẻ thích ngủ võng và bị ép ngủ võng. Trẻ sơ sinh nằm võng và được mẹ đung đưa, rung lắc nhiều làm cho cơ thể quá mệt mỏi nên chìm vào giấc ngủ.
Mặc dù đã ngủ nhưng bé luôn có tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó cũng là lý do tại sao bé hay giật nảy mình, khóc thét, hai tay nắm chặt như cố bấu víu.
Chắc chắn rằng não của bé sẽ chịu ảnh hưởng không tốt nếu tình trạng như vậy kéo dài liên tục.
Trẻ dễ mắc hội chứng rung lắc
Nhiều mẹ thường đung đưa võng để dỗ dành bé cưng ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Thực tế, cách này không tốt mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và cứng cáp như người lớn.
Chỉ cần những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ mắc hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ.
Khi trẻ bị tổn thương nặng thường làm cho trí tuệ kém phát triển, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực.
Võng ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và lồng ngực trẻ
Khi ngủ trên võng, thường bé sơ sinh nằm nghiêng đầu về một phía làm cho hộp sọ của trẻ bị móp một bên và không cân xứng. Nhiều mẹ tìm giải pháp bằng cách cho con nằm gối.
Tuy nhiên cách này có thể làm cho bé bị khó thở, cổ bị quẹo. Mẹ nên nhớ, trẻ sơ sinh cần được ngủ trên mặt phẳng để đảm bảo đầu và lưng thẳng hàng để định hình cột sống.
Hạn chế cơ bắp phát triển
Chân, tay, đầu, cổ của trẻ khi nằm võng thường hay bị vẹo, không vận động co duỗi thường xuyên làm cho trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm nào đó.
Nó dẫn đến việc máu huyết lưu thông không đều đặn, các cơ bắp cũng như não bộ kém phát triển.
Thần kinh vận động kém phát triển
Nằm võng sẽ làm cho bé khó có thể học các động tác trườn, lật, bò, ngồi…Hệ thần kinh vận động kém phát triển làm cho trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.
Tai nạn trẻ bị té, ngã khỏi võng rất nhiều vì không có sự canh chừng của người lớn. Ngoài ra, nằm võng còn tạo cho bé thói quen không tốt như luôn đòi hỏi mẹ phải ru ngủ, đung đưa võng trẻ mới ngủ ngon.
Cách cho con nằm võng an toàn
Có thể thấy với vấn đề trẻ sơ sinh có nên nằm võng hay không, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé ngủ trên giường hoặc nằm trên một mặt phẳng an toàn.
Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho bé nằm võng. Tất nhiên, phải đảm bảo các điều kiện an toàn sau đây:
- Để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ nên dùng thêm một tấm đệm, tấm lót hoặc chiếc chiếu nhỏ đặt dưới lưng cho bé.
- Tạo cho bé tư thể ngủ thoải mái hơn, tránh cho cột sống bị cong, vẹo.
- Chi cho bé nằm võng trong thời gian ngắn. Không để bé ngủ quá lâu hoặc ngủ suốt đêm.
- Cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng được nâng đỡ.
- Chuẩn bị những vật dụng chắn võng, tránh để trẻ bị té ngã nếu lật người trong lúc ngủ.
- Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi bé đã ngủ.
Nhìn chung, có thể trước mắt chiếc võng là “vị cứu tinh” của nhiều bà mẹ có con hay quấy khóc, khó ngủ. Tuy nhiên theo các bác sĩ nhi, cho trẻ ngủ võng có thể sẽ để lại nhiều hậu họa về sau.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 8 sai lầm mẹ Việt thường mắc phải khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị trớ sữa và cách chăm sóc hiệu quả nhất
- Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh dễ như trở bàn tay
- Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, khoa học bảo không, dân gian nói có
- Đừng nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên ghế ô tô vì có thể nguy hiểm đến tính mạng bé
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua