Có thể bị đột quỵ do trời rét đậm: Đây là cách phòng ngừa ai cũng nên làm ngay
Thời tiết lạnh có thể tăng 30% nguy cơ đột quỵ
Theo đó, thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể tăng nguy cơ dẫn đến máu đông và tắc nghẽn động mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện, cứ khoảng nhiệt độ giảm 2.9 độ C ngoài trời trong khoảng thời gian 24 giờ có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 11%. Những người bị huyết áp cao, người hút thuốc lá và béo phì là những đối tượng có nguy cơ cao nhất lên tới 30%.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 1.700 bệnh nhân trong giai đoạn từ 2003 đến 2010 và phát hiện, thời tiết lạnh có thể làm các mạch máu co lại và làm tăng huyết áp.
Trong nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, Đức, phát hiện, lạnh đột ngột có thể tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Đột quỵ là nguyên nhân gây ra khoảng 200 ca tử vong mỗi ngày ở Anh. Rất nhiều trường hợp trong số này sống sót phải chịu các biến chứng tàn tật.
Khoảng 85% nạn nhân bị ảnh hưởng bởi đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó chủ yếu là do cục máu đông di chuyển đến não và chặn nguồn cung cấp máu.
Số còn lại đột quỵ do xuất huyết. Đây là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ. Đột quỵ xuất huyết là dạng ít gặp hơn so với đột quỵ thiếu máu cục bộ nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều.
Một số nghiên cứu từ các nước khác như Phần Lan, Úc, Mỹ, Đức và Iran đều báo cáo rằng đột quỵ có khả năng xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng thời tiết lạnh. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố như bệnh nhiễm trùng, thiếu ánh sáng mặt trời, trầm cảm, lối sống tĩnh tại và ít tập thể dục.
Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ?
Theo các chuyên gia, 80% trường hợp đột quỵ có thể được phòng ngừa. Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ vào mùa đông, các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C và mọi người nên uống một ly nước nóng trước khi ngủ.
Các thực phẩm và đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc mặc nhiều áo mỏng có thể giúp giữ ấm cho cơ thể hơn là mặc một chiếc áo dày. Ngoài ra, mỗi người cũng cần phải sắm một chiếc mũ len và một cái khăn quàng để giữ ấm cho đầu và cổ, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi.
Những người bị các chứng bệnh tim cũng nên phòng ngừa các chủng virus cúm.
Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc sau để loại trừ nguy cơ đột quỵ từ xa:
1. Giữ huyết áp ở mức ổn định
Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ, Khoảng ½ trường hợp đột quỵ liên quan đến huyết áp cao. Huyết áp ở mức bình thường thấp hơn 120/80, nếu huyết áp thường xuyên ở mức 130/80, bạn có thể bị cao huyết áp.
Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 đến 6 lần. Thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh có thể giúp ích.
2. Bỏ thuốc lá
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi nếu bạn hút thuốc lá. Nicotine có trong thuốc là làm tăng huyết áp, carbon monoxide trong khói làm giảm lượng oxy trong máu. Thậm chí, hút thuốc lá thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
3. Bảo vệ trái tim của bạn
Nhịp tim bất thường, hay còn gọi là chứng rung tâm nhĩ (Afib) là hậu quả của một số nguyên nhân gây đột quỵ do huyết khối. Rung tâm nhĩ có thể gây máu nghẽn ở tim, từ đó tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển đến não có thể gây đột quỵ. Bạn có thể mắc rung tâm nhĩ do huyết áp cao, mảng xơ vữa động mạch, suy tim và nhiều lý do khác.
4. Hạn chế uống rượu bia
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và lượng cholesterol xấu – yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ. Hạn chế tối đa 2 ly rượu mỗi ngày với nam giời và 1 ly mỗi ngày với phụ nữ.
5. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao có thể tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 đến 4 lần. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo hoặc cục máu đông bên trong các mạch máu của bạn. Điều này có thể thu hẹp đường dẫn máu đến não và cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, uống thuốc theo toa và đi khám định kỳ để theo mõi mức đường huyết.
6. Tập thể dục
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó giảm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
7. Ăn chế độ ăn lành mạnh
Ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và giúp giữ cân nặng ở khỏe mạnh. Ăn các loại trái cây và rau tươi, bổ sung protein nạc và thực phẩm nhiều chất xơ, tránh xa chất béo trans và chất béo no có thể làm giảm tắc nghẽn động mạch.
8. Kiểm soát lượng cholesterol
Quá nhiều cholesterol có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đau tim, đột quỵ. Giữ các chỉ số cholesterol trong phạm vi khỏe mạnh:
- Tổng lượng cholesterol: dưới 200mg/Dl máu
- LDL: dưới 100mg/Dl
- Cholesterol tốt HDL: trên 60mg/Dl
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 6 bí quyết phòng ngừa giúp nguy cơ đột quỵ giảm rõ rệt
- Món canh giúp quý ông bảo vệ thận, khỏe tim tránh đột quỵ
- Cảnh báo dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng bỏ qua
- Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
- 10 biện pháp tự nhiên giảm nguy cơ đột quỵ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua