Con 3 tuổi thích bắt chước người lớn nói tục, chửi bậy
[mecloud]f2pO8ubspZ[/mecloud]
Chị Minh (Nam Định) bàng hoàng khi nghe thấy bé Si - con trai 3 tuổi của chị nói câu nào cũng kèm theo lời chửi bậy khi vừa trở về nhà sau khi vợ chồng chị gửi nhà ông bà Nội 1 tháng để đi công tác.
Quá bất ngờ, chị Minh gọi điện tâm sự với bố mẹ chồng về sự việc của con trai và được biết, sở dĩ bé Si nói bậy là do bắt chước người chú chưa lập gia đình, đang sống cùng nhà với ông bà.
Trước đó, thấy cháu trai được về chơi dài ngày, cứ tan giờ làm là Si được chú đưa đi chơi cùng với đám thanh niên choai choai cùng khu. Cũng vì thế, bé Si nhanh chóng bắt chước theo thói ăn nói vồn vã và thô tục của đám thanh niên này.
Dù được ông bà liên tục nhắc nhở, nhưng vì chiều cháu không dám quát mắng nặng lời nên tình trạng nói tục chửi bậy của bé Si vẫn không thay đổi.
Không có gì ngạc nhiên khi trẻ nói tục để biết những từ mà chúng vừa học được sử dụng với mục đích ra sao. Ảnh minh họa
Tương tự bé Mun (4 tuổi) nhà chị Diên (ở Hà Nội) cũng bắt chước bố mẹ nói tục chửi bậy khiến ông bà ngoại bé liên tục phải nhắc nhở các con trong việc ăn nói.
Chị Diên tốt nghiệp ở một trường cao đẳng sư phạm, nhưng làm giáo viên ba cọc ba đồng khiến chị phải bỏ nghề đi buôn bán. Chị mở một cửa hàng tạp hóa khá lớn với nhiều mặt hàng ở ngay cổng chợ khiến việc buôn bán khá thuận lợi, kinh tế vì thế cũng khấm khá. Chồng chị cũng không có việc làm nên ở nhà chạy hàng phụ giúp vợ và chăm con.
Tuy nhiên, cái ngôn ngữ chợ búa chị đã cố gắng sửa nhiều lần nhưng chưa đạt kết quả, khi hàng ngày phải tiếp xúc với hàng trăm kiểu người. Đau buồn hơn, việc ăn nói tục tĩu, xuồng xã của chị Diên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cô con gái đang ở tuổi mầm non.
Đã nhiều lần chị Diên kiên trì giải thích cho con về việc nói tục, chửi bậy là chưa tốt và áp dụng một số hình phạt với bé. Tuy nhiên, bản thân chị chưa thay đổi thay đổi được cách ăn nói của mình thì rất khó để thay đổi được con.
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, trẻ con rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi trẻ nói tục để biết những từ mà chúng vừa học được sử dụng với mục đích ra sao.
Mặt khác, thông qua việc bắt chước, bé có thể học hỏi được nhiều điều cần thiết để phát triển, mặc dù trẻ không hiểu được ý nghĩa của những từ nói tục chửi bậy đó. Vì vậy, nếu được sống trong môi trường có tốt, bé sẽ hình thành và phát triển những hành vi tốt.
Ngược lại, sẽ thật nguy hiểm khi trẻ bắt chước những hành vi xấu ở người lớn.
Minh Sang
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:
[mecloud]f2pO8ubspZ[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua