Con 8 tháng tuổi bị thiểu năng vì thói quen hàng ngày của mẹ
Theo tin tức từ báo Một thế giới, từ sau khi cô Vương (Trung Quốc) sinh con xong, đứa bé trở thành mối quan tâm lớn nhất của cả gia đình. Tuy nhiên, đến tháng thứ 8, một chuyện đau lòng bắt đầu xảy ra. Đó là vào một lần người bạn cũ của cô Vương đến thăm bé.
Sau khi nhìn đứa bé, người bạn cũ này liền nói nhỏ với cô Vương: “Tớ thấy đôi mắt của Bảo Bảo đờ đẫn, khuôn mặt không cảm xúc. Những đứa trẻ khác lớn đến bằng này tay chân phải hoạt bát, dẫm đạp, miệng bi bô rồi nhưng Bảo Bảo nhà cậu sao vẫn phản ứng chậm như vậy?”.
Cô Vương giật mình và đã rất tức giận nhưng kiềm chế không biểu hiện ra ngoài nên cô nói đại rằng do Bảo Bảo là con gái nên hiền từ như vậy. Người bạn của cô đành cười cho qua chuyện và không nói gì thêm nữa.
Từ lần đó, cô Vương thường suy nghĩ về câu nói của cô bạn. Cô theo dõi con từng giờ, từng phút nhưng đều thấy con im lặng, càng ngày càng khó hiểu, dù có đùa thế nào nó cũng không cười, thần thái lúc nào cũng đờ đẫn. Sau đó, cô quyết định đưa con gái đi khám.
[mecloud]JEOguQcoIH[/mecloud]
Bác sỹ chẩn đoán Bảo Bảo mắc bệnh loãng máu cấp tính, họ ngửi thấy mùi băng phiến trên người cô bé.
Họ liền hỏi bố mẹ Bảo Bảo thì được cho hay, trong nhà luôn ẩm thấp, côn trùng nhiều khiến quần áo dễ bị ẩm mốc nên họ thường xuyên cho băng phiến vào trong tủ quần áo, lúc cô mang thai cũng như vậy.
Các bác sỹ lý giải, do trong thời kỳ thai nhi và thời kỳ sơ sinh, Bảo Bảo hít phải mùi băng phiến nên mới dẫn đến tình trạng loãng máu cấp tính và giờ mới xuất hiện rõ triệu chứng thiểu năng trí tuệ.
Không nên dùng băng phiến để khử mùi.
Băng phiến có chứa hàm lượng p-dichlorobenzene và naphthalene, thường thì sẽ không gây ra phản ứng không tốt đối với người trưởng thành nhưng có hại rất lớn đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thậm chí sẽ dẫn đến bị sảy thai, ảnh hưởng đến gan thận của trẻ.
Trao đổi trên báo Kiến thức, PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, sử dụng băng phiến để khử mùi là cách làm hoàn toàn sai lầm, bởi băng phiến chứa chất độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
PGS.TS Đỗ Quang Huy phân tích, băng phiến thực chất là Naphthalen, chất bột kết tinh màu trắng có mùi đặc trưng. Băng phiến là sản phẩm hydrocacbon thơm thương mại được sản xuất từ nhựa than đá và dầu mỏ. Chúng hình thành từ việc chưng cất ở nhiệt độ cao. Có thể có chất này trong xăng nhiên liệu và dầu diezen.
Các nghiên cứu cho thấy, người tiếp xúc với băng phiến lâu ngày, nhiều lần dạng hơi hoặc bụi đều có ảnh hưởng bất lợi cho mắt. Đặc biệt, băng phiến có thể gây bệnh đục nhân mắt ở người. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với băng phiến qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh thiếu máu ở người con.
Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì sử dụng hóa chất, các gia đình nên vệ sinh các không gian sạch sẽ để giảm mùi. Các nhà hàng có thể sử dụng các thiết bị vệ sinh tự động như tráng xả nước tự động.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]UBonT6bSP3[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua