Dòng sự kiện:

Cơn ác mộng của con không còn vì đã có mẹ

18:21 09/07/2015
Trẻ ngủ hay gặp cơn ác mộng và tỉnh dạy lúc nữa đêm. Và dù đã được đánh thức, bé vẫn vô cùng kích động khó an ủi, dỗ dành. Sợ hãi, lo âu không biết chấm dứt tình trạng này của con thế nào? Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ giúp con có giấc ngủ ngon lành.

Cũng như người lớn, bé nằm mơ khi ngủ. Giấc mơ đẹp và cả cơn ác mộng thường xuất hiện vào cuối giấc ngủ của bé. 

Trẻ có có ác mộng thường biểu lộ cảm xúc như hét la, khóc, sợ vã mồ hôi trong khi vẫn còn ngủ say... Và dù đã được đánh thức, bé vẫn vô cùng kích động và khó an ủi, dỗ dành. Sau đó, bé quay trở lại giấc ngủ, ngủ ngon và hầu hết không nhớ bất cứ gì vào buổi sáng hôm sau.

Những cơn ác mộng của con bạn có nhiều khả năng liên quan đến một cái gì đó đã xảy ra chỉ trước khi đi ngủ, như nghe một câu chuyện mà trẻ cảm thấy sợ hay xem một chương trình TV gây căng thẳng.


Căng thẳng cũng có thể dẫn đến những cơn ác mộng. Đặc biệt nếu sự căng thẳng diễn ra trước khi trẻ đi ngủ như lo lắng, sợ hãi. Trẻ đang bị bệnh hoặc phải xa cha mẹ cũng có thể gây căng thẳng, đặc biệt với trẻ ở tuổi chập chững.

Ba mẹ hay dọa bé với những hình ảnh đáng sợ như: “ông Kẹ”, “ông Ba Bị” sẽ tới bắt nếu trẻ không ngoan cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp ác mộng khi ngủ.

Một nguyên nhân khác là do căn phòng của bé quá nhiều đồ đạc, gây nên cảm giác ngộp và những hình khối khác nhau trong bóng đêm. Phòng bé quá tối, có những chỗ “trú ẩn” cho “quái vật”. Hoặc cây cối ngoài cửa sổ phòng bé quá cao, um tùm tạo nên hình dáng xù xì, đáng sợ.

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy cùng bé “xem xét” một vòng trong căn phòng để bé an tâm là mọi thứ đều an toàn. Bạn cũng có thể vặn đèn ngủ sáng lên để bé biết rằng bạn đang ở cạnh bé. Nếu bé ngủ ở phòng riêng, bạn có thể mở cửa phòng, mở đèn sáng để bé thấy bạn, nhưng bạn đừng bế bé về phòng, vì điều đó có thể trở thành thói quen xấu cho những lần sau.

Xử lý tình huống khi con gặp ác mộng

Sắp xếp những hoạt động có tính yên tĩnh trước khi ngủ, gần đến lúc ngủ không nên để bé xem những hình ảnh có tính kích thích mạnh hoặc phim ảnh kinh dị.

Để một chiếc đèn ngủ nhỏ, mở cửa phòng ngủ. Điều này sẽ giúp bé không còn cảm giác sợ hãi, bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc dạy trẻ trở thành một người dũng cảm. Bởi nếu như bạn làm trẻ thấy rằng sợ hãi là điều xấu hổ hoặc coi thường không xem trọng những cảm giác của trẻ thì điều đó chỉ làm cho ác mộng ngày càng tăng chứ không hề giảm.  

Nếu trẻ bị ác mộng làm cho tỉnh giấc bạn nên đồng cảm với sự sợ hãi của trẻ. Nên nói chuyện nhiều với trẻ cho đến khi trẻ bình tâm trở lại.    

 

Tránh khi nói chuyện với trẻ mà đề cập đến những chi tiết liên quan đến ác mộng, chỉ nói đến những chi tiết trong cơn ác mộng khi trẻ bị  những thứ làm sợ hãi xuất hiên trong giấc mơ lần thứ 2. Nếu trẻ muốn nói thì tốt nhất nên nói chuyện vào bàn ngày hoặc yêu cầu trẻ dùng hình ảnh minh hoạ để nói ra.  

Không nên để trẻ 1 mình trong phòng riêng. Buổi tối bạn hãy cùng trẻ học tại phòng riêng của trẻ như vậy sẽ giúp trẻ bình tâm trở lại,tạo cho trẻ cảm giác thấy rằng phòng riêng của mình rất an toàn.

Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL