Dòng sự kiện:

Con bạn đã biết “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”?

19:15 23/07/2015
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là một quy tắc ứng xử buộc cha mẹ phải dạy con ngay từ khi còn nhỏ.

Tin liên quan

  • Dạy con cái cách chia tay người yêu không thù hận?
  • Trẻ phải làm gì khi bị lạc đường?
  • Ái nữ nhà Obama trưởng thành trong Nhà Trắng như thế nào?
 [mecloud]ha02Hm4dY0[/mecloud]

Không ít bậc cha mẹ cảm thấy đau đầu, hoặc có những khi cảm thấy ái ngại vì con mình mắc những tật xấu khi ăn uống. Có em bé đã khóc nằng nặc chỉ vì đòi mẹ cho ăn nguyên cả một chiếc đùi gà khi tới nhà bác nhưng không được đáp ứng. Hay cũng có những bé dù nhà có khách ngồi vào bàn là cắm cúi ăn, chọn những thứ mình thích không cần để ý đến ai… Vì thương con, nuông chiều mà vô tình các bậc cha mẹ đã để con cái mình có những thói quen xấu, tật xấu khó sửa theo con tới tận lúc trưởng thành.

“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là một quy tắc ứng xử buộc cha mẹ phải dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Cùng tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây nhé:

Thời điểm dạy con

Bạn nên rèn cho bé ngay từ khi còn nhỏ, khi bé đã tự xúc được thức ăn. Đến 5 – 6 tuổi là các con đã đủ nhận thức để làm theo những gì ba mẹ căn dặn. Vào độ tuổi này, bé nên biết rửa tay trước khi ăn cơm, đặt gọn đồ chơi sang một bên và bắt đầu bữa cơm cùng gia đình.

Từ đây, bạn nên thường xuyên trò chuyện với bé về những phép tắc trong ăn uống quan trọng như thế nào. Bạn phải thường xuyên dạy bé các phép tắc đó cho tới khi thành thói quen và không ngừng chỉnh sửa khi bé có những thói xấy trong ăn uống.

 

Nguyên tắc trên bàn ăn

Mẹ cần dạy con cách mời những người lớn tuổi trước và sau khi ăn. Để làm được điều này, bạn hãy làm gương mời trước để con tập theo. Mới đầu có thể con sẽ nhầm lẫn thứ tự, hoặc một vài lần quên, bạn cần thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn bé làm đúng.

Khi bé có thể ngồi ăn cùng với gia đình, bạn nên rèn cho trẻ phải ngồi ngay ngắn khi ăn, không được chạy nhảy lung tung, không được nghịch ngợm trên bàn ăn.

Nhiều trẻ khi nhìn thấy món đồ ăn yêu thích là liền vồ lấy và ăn ngay, không cần biết có được cho phép hay không. Người lớn cần dạy con biết xin phép ý kiến khi làm việc gì đó, không được phép tự tiện.

Mỗi lần ăn, bạn hãy nhắc con ngồi tử tế, ăn uống xong xuôi mới được làm việc khác. Không nghịch đồ chơi khi ngồi vào bàn ăn.

Khi ăn, nhắc con không được chống tay, không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn, không nhai tóp tép, cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng…

Trước khi con rời bàn ăn, con phải tự giác để gọn bát đũa và thĩa của mình vào một chỗ. Rèn con như vậy, con sẽ có đức tính cẩn thận và gọn gàng.

Phép lịch sự cần nhớ:

-          Chờ cho mọi người ngồi vào bàn đông đủ rồi mới ăn.

-          Nếu dùng khăn ăn thì dạy bé đặt khăn ăn vào lòng mình và dùng nó để lau miệng.

-          Nên khen món ăn mình thích và không nên chê, nói gì về món ăn mình không thích.

-          Nên ăn miếng nhỏ, nhai nhẹ và không nhìn thấy thức ăn trong miệng.

-          Không húp xì xụp, uống thành tiếng.

-          Khi múc canh nên đặt nhẹ nhành muỗng xuống bát canh, không vứt tõm một cái làm nước canh bắn tung tóe.

-          Khi ăn mà muốn hắt hơi hoặc ho nên đi ra chỗ khác hoặc quay ra ngoài, lấy tay hoặc khăn ăn bịt miệng.

-          Không nên vừa ăn vừa đọc báo, nói điện thoại, xem TV, để chân lên ghế...

Điều quan trọng hơn cả chính là cách cư xử của bạn và những người lớn trên bàn ăn. Nếu bạn gương mẫu trong cách ăn uống thì con cái cũng sẽ học theo.

Người xưa có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” nhưng cũng nói rằng “trời đánh tránh bữa ăn”, bạn không nên quát nạt, không cao giọng mà nên nói năng nhẹ nhàng chỉ có ý nhắc nhở là con nên làm thế này mà không nên làm như thế kia...

Chỉ cần bạn kiên nhẫn sửa, con bạn sẽ dần hình thành những phép tắc và có những thói quen tốt. Khi khách đến nhà, hoặc cho con đi ăn uống cùng bạn bè, bạn sẽ yên tâm tự tin hơn và tự hào vì thành quả dạy con khéo léo của mình đấy.

Tiểu Phong

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]ts69yXahyH[/mecloud]