Con bị bạn giật đồ chơi, 90% mẹ không đòi giúp con mà mắng “Sao con ích kỷ thế!”?
Con đang hào hứng với một món đồ chơi thì đứa con của gia đình hàng xóm giật lấy và đòi chơi. Lúc này, con bắt đầu có biểu hiện tức giận, ngay lập tức đòi lại hoặc khóc mếu nhìn mẹ. Tuy nhiên, với tư cách là người lớn, tại thời điểm này, câu cha mẹ thốt lên lại càng khiến con đau lòng hơn “Con phải chia sẻ đồ chơi với bạn chứ. Sao con ích kỷ thế”.
Trong thực tế, cách xử lý tình huống này có ảnh hưởng rất xấu đến cả hai đứa trẻ: đứa trẻ giật đồ chơi và đứa trẻ bị giật đồ chơi.
Đối với trẻ em bị cướp đồ chơi
1. Con không thể cảm nhận nổi hạnh phúc của sự sẻ chia
Là người lớn, chúng ta luôn dạy con cái mình biết chia sẻ với mọi người. Đấy cũng là mong muốn lớn nhất của cha mẹ khi nói con nhường đồ chơi cho bạn. Nhưng mẹ có quan sát biểu hiện của đứa trẻ sau khi chia sẻ không? Con chỉ thực hiện "các mệnh lệnh" của người lớn và tiến hành "chia sẻ cưỡng bức".
Nhưng sự chia sẻ thực sự sẽ mang lại niềm vui cho con, có vậy con mới cảm nhận được ý nghĩa của sự chia sẻ. Nếu không mọi thứ sẽ chỉ phản tác dụng.
2. Hình thành một nhân cách yếu
Theo thời gian, đặc biệt là đối với trẻ em hướng nội, hành động ép buộc con chia sẻ đồ chơi của cha mẹ sẽ gây hại lớn hơn nữa. Con sẽ không dám hoặc không có ý thức bảo vệ tài sản của chính mình, nghĩ cha mẹ không thương mình và trái tim chắc chắn sẽ bị trầm cảm trong thời gian dài.
Đối với đứa trẻ lấy đồ chơi của bạn
1. Khiến con để lại ấn tượng tiêu cực với bạn
Nếu đứa trẻ có thói quen giật đồ chơi của bạn và được người lớn gián tiếp ủng hộ, con sẽ ngày càng hung hăng. Bạn bè sẽ sợ con, và sau này, con khó có thể có bạn thân thật sự.
2. Làm trẻ có cảm giác trở thành “cái rốn của vũ trụ”
Những đứa trẻ giật đồ chơi của bạn mà được đồng sẽ nghĩ rằng cả thế giới chiều theo mình và hành động của mình là đúng, từ đó có xu hương trở thành “cái rốn của vũ trụ”.
Khi hai đứa trẻ giành giật đồ chơi, người mẹ khôn ngoan nên:
1. Giúp trả lại đồ chơi cho đứa trẻ chủ nhân
Động thái này chủ yếu là để trẻ em hiểu rằng ai là chủ sở hữu món đồ sẽ có quyền quyết định cuối cùng với món đồ chơi đó.
Tất cả mọi thứ phải được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Đây là ranh giới tối thiểu trong quan hệ giữa các cá nhân sau này.
2. Dạy trẻ em học cách "từ chối" và "bảo vệ"
Hãy để trẻ em nhận ra rằng một cái gì thuộc về con thì con có quyền không cho người khác vay mượn một cách vô lý. Con có thể cưỡng lại và có thể mạnh dạn nói “không”.
3. Dạy trẻ tôn trọng người khác
Cha mẹ hãy nói chuyện để cho đứa trẻ giật đồ chơi hiểu được cảm giác khi một món đồ bị cướp, và nỗi buồn của người sở hữu món đồ. Con sẽ không muốn làm bạn buồn và nhận ra sai lầm, sửa sai ngay lập tức.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tại sao nên ít mua đồ chơi và năng cho con đi du lịch?
- Những món đồ chơi không nên cho trẻ tiếp xúc để tránh độc hại
- Lợi ích không ngờ khi cha mẹ bớt mua đồ chơi cho con
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua