Con bị béo phì đòi uống sữa, mẹ nhất quyết không cho
Bé Khôi con trai chị Phương năm nay mới 6 tuổi, nhưng mắc chứng béo phì nên có trọng lượng tới 32kg khiến vợ chồng chị vô cùng lo lắng.
Đang tuổi ăn tuổi lớn nhưng bé Khôi luôn phải thực hiện chế độ ăn kiêng. Mỗi bữa sáng trước khi đến trường bé ăn một bát con cháo do chính tay chị Phương nấu. Bữa trưa ăn tại trường nhưng chị Phương luôn nhắc nhở cô không cho Khôi ăn nhiều và thực hiện chế độ ăn ít thịt. Bữa tối Khôi cũng chỉ được phép ăn miệng bát cơm với thịt cá trứng nói chung chỉ có một chút.
Khôi được mẹ cho phép ăn sữa chua nhưng riêng sữa tươi và sữa bột công thức thì cậu tuyệt nhiên bị "cấm cửa" khiến mỗi khi nhìn thấy đứa em gái 2 tuổi uống sữa, cậu lại nuốt nước miếng ừng ực.
Chứng mắc phì ở trẻ nhỏ khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Ảnh minh họa
Không riêng gì nhà chị Phương, nhiều bố mẹ đau đầu khi phải thực hiện chế độ ăn giảm cân cho con khi còn đang ở độ tuổi mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng thực hiện cho con ăn được chế độ ăn đúng cách và khoa học. Bởi không phải cứ thấy con béo phì, thừa cân là không cho con ăn.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, các gia đình có điều kiện hơn chăm việc chăm sóc con cái, nhưng cũng vì chăm con không đúng cách khiến bé mất cân bằng về năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao qua hoạt động thể lực. Khi nạp nhiều năng lượng hơn mức tiêu hao, trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì.
Ngoài ra, nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm về hình thể của đứa trẻ bình thường, cho rằng trẻ bụ bẫm mới đẹp, hay bé mập để “dành” khi đau ốm sút cân là vừa… nên cố ép trẻ ăn khẩu phần lớn hơn nhu cầu.
Mặt khác, trong khi bố mẹ bận bịu với rất nhiều công việc, trẻ thường xuyên bị "nhốt" ở nhà học hành, xem tivi, máy tính và những trò chơi điện tử... ít vận động cơ thể. Đến khi trẻ mắc chứng béo phì mới tá hỏa tìm đến các công thức, chế độ giảm cân cho bé.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo.
Khẩu phần ăn của trẻ nên có nhiều rau xanh và hoa quả ngọt.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên cắt khẩu phần sữa của bé, vì trẻ thừa cân béo phì vẫn có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Trẻ thừa cân, béo phì thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh không chỉ giúp cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao như chạy, bơi, đi bộ...
Khánh Ngọc
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]x9pAceswVd[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua