Con bị hóc xương cá, bố mẹ tuyệt đối không nên dùng cách này
[mecloud]FB98bqNeq4[/mecloud]

Cô ấy bảo con tôi há to miệng ra. Không nhìn thấy xương cá nên cô ấy khuyên tôi đưa cháu đến bác sĩ khám. Tôi nghe vậy sợ quá vội vàng đưa con đi bệnh viện. Bác sĩ khám xong phát hiện có một cái xương cá hình chữ S đâm rách thực quản và cũng gần chạm vào động mạch. Sau khi bác sĩ gắp chiếc xương ra tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nghĩ lại nếu cô ấy không kịp thời ngăn cản tôi, không chừng tôi đã hại chết con mình.
Trên đường về, cô ấy kể cho tôi nghe cách đây 10 năm cũng có nhận một ca như vậy. Một cậu bé 7 tuổi bị sốt cao. Dù uống thuốc hay châm cứu, truyền nước đều không có hiệu quả. Bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân. Đứa trẻ đó nằm ở bệnh viện được hơn một tháng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Một hôm cậu bé đột nhiên ho và nôn ra máu, động mạch cổ đập yếu ớt rồi 10 phút sau thì hôn mê. Cô ấy đoán trước đó chắc chắn đã xảy ra chuyện gì đó nên yêu cầu người nhà kể lại chi tiết sự việc.
Hóa ra trước khi đứa trẻ lên cơn sốt thì trong lúc ăn cơm đã bị hóc xương cá. Mẹ thấy vậy nên cho con ăn một miếng cơm to vì nghĩ rằng đó là cách chữa mẹo. Nhưng sau đó thì cậu bé thấy hơi mệt và không muốn ăn cơm. Ngay tối hôm đó đứa trẻ lên con sốt. Cả nhà cứ nghĩ rằng hóc xương với sốt là hai việc khác nhau nên không nói cho bác sĩ.
Quả nhiên sau khi kiểm tra thì cô ấy phát hiện thực quản của cậu bé có một chiếc xương cá lớn, xung quanh còn có máu. Các bác sĩ đã hết sức chữa trị nhưng không thể cứu được.
Ban đầu khi bị hóc xương ở vị trí tương đối nông, chỉ gần amidan. Nếu phát hiện kịp thời thì rất dễ dàng giải quyết. Việc ăn một miếng cơm to để chữa hay bất cứ thức ăn gì khác sẽ khiến xương cá vào sâu hơn. Nếu nó đi vào cổ họng rồi thực quản thì sẽ rất khó xử lý. Ngoài ra xung quanh đó còn tập trung rất nhiều mạch máu. Nếu xương cá làm tổn thương mạch máu sẽ gây ra xuất huyết, đâm rách niêm mạc và gây nhiêm trùng, sưng mủ nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị mắc xương cá
Quan sát vị trí xương cá
Để trẻ mở to miệng rồi dùng đèn pin soi vị trị của xương cá. Nếu nhìn thấy thì giữ không cho trẻ ăn uống gì rồi từ từ dùng kẹp lấy ra. Nếu không nhìn thấy thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để kịp thời xử lí.
Xương cá kích thước nhỏ
Nếu thấy xương nhỏ thì có thể dùng ngón tay sạch đưa vào họng trẻ và ấn lưỡi để trẻ nôn ra ngoài.
Xương cá kích thước lớn
Nếu thấy xương cá lớn thì không được để trẻ nuốt vào hoặc nôn ra, bắt buộc phải đưa trẻ đi bệnh viện. Bởi không may nuốt vào hoặc nôn ra sẽ khiến cổ họng và thực quản của trẻ bị tổn thương.
Hương Dương (Theo Sohu)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
[mecloud]XNMSk1SX7T[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua