Dòng sự kiện:

Con đang quan sát và học theo cha mẹ đấy!

16:11 07/08/2015
Từ nhỏ, trẻ đã bắt chước mọi hành vi của cha mẹ. Điều này cũng có nghĩa rằng, những hành vi được thiết lập từ khi bé sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời. Dù bạn đang nuôi con theo phong cách nào, hãy luôn tâm niệm rằng “con đang quan sát và học theo bạn”.

 

Trở thành bố mẹ hẳn là một niềm hạnh phúc lớn lao nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc đời bạn. Trên hành trình làm cha mẹ này, chắc chắn có những lúc băn khoăn mình nên làm thế nào với bé? Mội nghiên cứu gần đây cho rằng phong cách nuôi dạy con của cha mẹ ảnh hưởng đến con trẻ khi trưởng thành.

Cha m đc tài


Thường có những đặc điểm như:

- Luôn dạy con nghiêm khắc, ít giao tiếp, trò chuyện cùng con, ít thời gian dành cho trẻ và không tạo được khoảnh khắc hạnh phúc gia đình cho bé.
- Dễ dàng phạt trẻ vì không tuân theo quy tắc, không quan tâm chia sẻ với bé những vấn đề học hành, gia đình, bạn bè, tâm sinh lý của mới lớn.
- Luôn nghĩ rằng bạn cần giữ hình ảnh của một người "nắm quyền lực” trước mặt con cái, thể hiện mình là người có uy và tạo hình ảnh không giống các cặp cha mẹ bình thường trước mặt bé.
- Luôn tạo khoảng cách với con, không tâm sự với con những điều cha mẹ nghĩ và làm.

Đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường này thường cảm thấy thiếu thốn tình cảm, không an toàn và luôn thể hiện sự “tự cao tự đại” của cha mẹ. Bé sẽ khó khăn trong các mối quan hệ xã hội với tính cách này, dễ bị vấp ngã và sa ngã khi xa tầm tay cha mẹ. 

 Cha m quá d dàng


Thường có đặc điểm như sau:

- Không ép buộc con vào bất cứ một quy tắc hay luật lệ gia đình nào, hoặc cho phép con không tuân thủ những quy tắc ấy.
- Dễ dàng thỏa hiệp với trẻ, luôn đặt yêu cầu của con lên hàng đầu, mọi vấn đề đều do con quyết định. Cha mẹ cũng dành nhiều thời gian để ngồi “đàm phán” với trẻ chỉ vì một vấn đề nhỏ.
- Tin rằng điều quan trọng nhất là trở thành người bạn tốt của con.

Trẻ sống trong môi trường này sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hành động của mình. Tự do nhưng phải có giới hạn và trong khuôn khổ, cần để trẻ có nhận thức rằng mọi thứ cần phải có ranh giới. Chúng có thể gặp vấn đền với các mối quan hệ, thiếu kỉ luật cần thiết cho sự tương tác xã hội. Việc học hành của trẻ có thể thiếu tổ chức và động lực. Trẻ thiếu trách nhiệm, hoặc cảm thấy khó khăn khi bị ràng buộc và không nhận thức được tầm quan trọng của những hệ quả sau đó.

Cha mẹ thờ ơ


Đặc điểm:

- Hay xa nhà vì những chuyến công tác liên tục, gửi con cái cho ông bà chăm sóc hoặc để con tự chăm sóc bản thân theo cách của chúng.
- Thích ở những nơi khác hơn là với con.
- Không biết những thông tin liên quan đến trẻ như: bạn của bé là những ai, bé đang học ở lớp nào, ngồi bàn thứ mấy, cô giáo chủ nhiệm dạy môn gì…Thậm chí, họp phụ huynh cũng không có mặt.
- Viện cớ bận rộn công việc cho việc thường xuyên xa con.
 
Cách nuôi con của cha mẹ thờ ơ khiến cho trẻ dễ có vấn đề về tâm sinh lý, tổn thương tình cảm của trẻ. Trẻ sẽ có lòng tự trọng cao và khá nhạy cảm về vấn đề hạnh phúc gia đình. Mặt khác, trẻ có thể mất niềm tin vào các mối quan hệ với người lớn.Điều này cũng khiến trẻ nhận trách nhiệm quá sớm, thời thơ ấu của trẻ sẽ không được trọn vẹn. Trẻ có bố mẹ thờ ơ thường gặp vấn đề trong việc thể hiện tình cảm với người khác.

Cha mẹ quyết đoán


Đặc điểm:

- Đặt tiêu chuẩn và kì vọng lớn vào bé, nhưng cũng đồng cảm và thấu hiểu con.
- Ủng hộ, trợ giúp con trên mỗi bước đường con đi.
- Tạo ra một môi trường định hướng thành công, an toàn, tích cực, gắn kết với con.
- Xây dựng cho con một môi trường nhất quán, hoàn thiện, có những tiềm năng rõ ràng thông qua các công việc nhà, làm bài tập, giờ ăn, giờ ngủ.
- Thường xuyên giao tiếp với trẻ, xem cách con cảm nhận để sử dụng chúng vào việc đưa ra các quy tắc cho con.

Các nuôi dạy này được các nhà nghiên cứu bình chọn là tối ưu cho trẻ em nhất. Cha mẹ quyết đoán thường xuyên trao đổi những kì vọng và những kết quả sẽ đạt được với con. Nuôi dạy trẻ trong một môi trường giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Từ tấm gương là chính cha mẹ, bé sẽ học được những kĩ năng xã hội quý giá và có khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi người.

Từ nhỏ, trẻ đã bắt chước mọi hành vi của cha mẹ. Điều này cũng có nghĩa rằng, những hành vi được thiết lập từ khi bé sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời. Dù bạn đang nuôi con theo phong cách nào, hãy luôn tâm niệm rằng “con đang quan sát và học theo bạn”. Môi trường gia đình hay cách dạy con cái của cha mẹ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của bé sau này.

 [mecloud]JX9gB2hES7[/mecloud]

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Nên đọc
Ăn ớt trị bệnh ung thư và tim mạch
Tuyệt chiêu trị "bệnh" lười học của con
Bạn có tin nước tiểu chữa ung thư vú, đỉa trị bệnh phụ khoa?
Bật mí phương thuốc dân gian trị bệnh lang ben ở trẻ
Mẹo dân gian trị bệnh lý ở trẻ từ quả bưởi