Dòng sự kiện:

Con hay than vãn - Cẩn thận sau này lòng dạ hẹp hòi

02:41 26/07/2015
Đôi khi không có việc gì quan trọng nhưng trẻ cũng cứ than vãn với bố mẹ, khiến bố mẹ rất mệt mỏi.

Một hôm thấy con trai hai tay chống cằm, mẹ tò mò hỏi:

- Sao con có vẻ ỉu xìu vậy?

- Mẹ à, con thấy chán quá. Em hay khóc làm cho con không tập trung học bài được.

- Thế thì con về phòng mình mà học

- Đèn trong phòng tối lắm.

- Thế đợi bố về mẹ sẽ bảo bố xem lại.

- Bố mãi mới tới khuya mới về cơ.

- Hôm nay con làm sao à? Luôn tỏ ra bất mãn vậy?

Nếu như trẻ thường xuyên có biểu hiện than vãn, lúc đó bố mẹ phải giải quyết một cách cẩn thận. Bởi vì nếu không sớm khuyên bảo con để đến khi lớn lên mà vẫn giữ tính than vãn, kêu ca đó thì khó có thể được mọi người yêu mến, lòng dạ hẹp hòi, cuộc sống không mấy vui tươi.

Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của việc này. Việc hay than vãn, kêu ca, đa số là do chịu cảm giác không được chú ý đến. Chuyện này thường gặp ở trẻ có anh chị em. Khi bố mẹ chỉ chú ý đến anh chị em khác, trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, tủi thân và tìm đủ mọi cách gây sự chú ý với mọi người.

Điều chỉnh tình cảm bố mẹ với con cái

Nếu như trẻ thường xuyên than vãn do không được chú ý thì bố mẹ nên điều chỉnh lại tình cảm với trẻ. Đặc biệt khi là khi em trai hay em gái mới sinh, vì quá bận chăm sóc em bé mà bố mẹ vô tình quên… trẻ. Nên dành một thời gian nhất định cho trẻ, như mỗi ngày cùng chơi một lúc, nghe trẻ tâm sự, đồng thời nhấn mạnh cho trẻ thấy rằng dù có em nhưng bố mẹ không bỏ rơi trẻ.

Để ý đến tâm trạng của con

Nếu như trẻ đột nhiên than vãn mọi chuyện, có phải chuyện xảy ra liên quan đến ngày trước không? Trẻ không vui vì cảm thấy việc gì cũng không như ý, những lúc như vậy phải quan tâm nhiều đến trẻ. Bên cạnh đó biểu hiện của bố mẹ cũng hết sức quan trọng. Đôi khi có những chuyện nhỏ nhặt nhưng người lớn cũng than vãn, kể lể. Trẻ quen nên học theo. Do đó bố mẹ cũng cần kiểm điểm lại hành vi của mình.

Tường Vy

Nguồn: Người đưa tin