Con không lớn nổi vì cha mẹ bao bọc quá kỹ
[mecloud]AxXLttznKu[/mecloud]
Nghiên cứu của Ellen Sandseter - một giáo sư về giáo dục mầm non tại trường Đại học Queen Maud ở Trondheim, Na Uy chỉ ra rằng: những đứa trẻ dành nhiều thời gian khám phá về thế giới xung quanh trước khi lên 9 tuổi ít có khả năng lo lắng và các vấn đề xa cách khi lớn. Tương tự, những đứa trẻ bị ngã từ trên cao xuống lúc 5-9 tuổi ít có khả năng sợ độ cao khi ở tuổi 18.
Những vết thương nhỏ và thất bại của trẻ trong quãng đầu đời sẽ giúp chúng biết được đâu là giới hạn của mình, làm thế nào để xử lý những tình huống đáng sợ đó, học cách kiểm soát rủi ro, sợ hãi của chính mình.
Ngược lại, những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát chặt chẽ hay quá bao bọc, khi lớn lên sẽ không thể chống chọi với những bất ngờ, trắc trở trong cuộc sống.
Thêm vào đó, thời thơ ấu luôn trong phạm vi giám sát của cha mẹ, trẻ làm gì cũng phải có sự đồng ý của người lớn sẽ khiến các em bị “thui chột” sức sáng tạo cũng như yếu kém về kỹ năng sống.
Khi cha mẹ liên tục giúp đỡ và bao bọc con trẻ sẽ khiến chúng biết rằng không cần phải cố gắng để sửa chữa hay nghĩ cách để giải quyết vấn đề. Bởi chúng biết rằng cha mẹ luôn phía sau “dọn dẹp” mọi tắc rối chúng gây ra. Nếu mỗi lần con vấp ngã, phụ huynh đều can thiệp chính là vô tình cướp đi khả năng phục hồi và kỹ năng đối phó của trẻ. Chúng cũng không cần phải làm việc chăm chỉ cũng như nỗ lực hết mình để có được kết quả mong muốn.
Những kiểu bao bọc con quá kỹ mẹ tuyệt đối không được mắc:
Thay con làm mọi việc
Với suy nghĩ muốn con tập trung toàn bộ công sức cho việc học, bạn làm thay con mọi việc ở nhà. Thậm chí nhiều mẹ còn có câu cửa miệng là: “Cứ để mẹ làm, con đi học đi”, “Ngoài học tập ra con không cần làm việc gì khác”... Đây là một cách bao bọc sai lầm vì nó làm cho con bạn trở thành “gà công nghiệp” đúng nghĩa.
Không ngừng nhắc nhở con
Một khi đã giao nhiệm vụ cho con, các cha mẹ bao bọc con quá mức không ngừng nhắc nhở con phải làm thế này, phải làm thế kia. Ví dụ, sau khi đã giao cho con sáng nay phải đổ rác mẹ sẽ thường xuyên nhắc lại nhiệm vụ đó cho tới khi con làm mới thôi với lý luận làm sớm xong sớm.
Giúp con khi con không nhờ
Trẻ bị rơi mũ, quai cặp bị tuột… thường được cha mẹ ngay lập tức nhặt lên cho hoặc sửa lại giùm. Nếu bạn thường hành động như vậy, bạn thuộc tuýp cha mẹ quá bao bọc con. Lời khuyên được đưa ra là cha mẹ nên lùi lại một chút và chờ đứa trẻ lên tiếng nhờ giúp đỡ.
Cố gắng ngăn ngừa mọi sai lầm
Khi tự đưa ra quyết định và giải quyết việc gì đó, chắc chắn trẻ không tránh khỏi việc phạm sai lầm. Cha mẹ nên để trẻ mắc lỗi trong môi trường an toàn thay vì tìm mọi cách để trẻ không mắc lỗi. Việc cha mẹ bao bọc, cố gắng ngăn ngừa mọi sai lầm cho con sẽ khiến bé dần mất tính sáng tạo, tự lập.
Khen con quá nhiều
Nếu bạn nhận thấy bạn khen trẻ quá thường xuyên, mỗi lần trẻ làm gì đó, đặc biệt khi trẻ thực hiện những hành động chúng đã thuần thục từ lâu, bạn đã quá đà. Thậm chí, điều này có thể khiến con dễ nảy sinh tâm lý tự kiêu.
Đưa ra quá nhiều phần thưởng vật chất
Tương tự như khen ngợi quá nhiều, một số cha mẹ làm hư con cái, bao bọc con bằng những phần thưởng vật chất. Thời buổi hiện đại, nhiều người cố để sao cho con mình không thiếu thốn thứ gì. Nhưng chính sự thừa thãi lại khiến trẻ không hiểu được giá trị thật sự của những thứ đó đối với cuộc sống của chúng.
Linh An
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua