Con, người giúp việc và mẹ - Mối quan hệ tay ba phức tạp
Khoảng thời gian từ sau khi sinh tới khi bé tròn 3 tuổi, người giúp việc có thể như người thân, người mà bé yêu quý. Nhưng giai đoạn con đang lớn, đã ý thức được đó chỉ là “cô giúp việc nhà” có thể sẽ đổi khác. Và bé đã lớn tiếng, thậm chí đánh cả người từng rất thương mến khi không hài lòng. Và đó điều không bao giờ chấp nhận với con nít.
Nếu mẹ giơ tay đánh lại con thì đó cũng là cách “cực chẳng đã”, cuối cùng cũng dẫn đau khổ. Dù bé chấp nhận cách phát của mẹ và ngay cả khi người giúp việc “lỡ” của bé thì vẫn không thể chấp nhận được cách hành xử thô bạo đó.
Vấn đề là nếu cha mẹ cười khi trẻ đánh người giúp việc sẽ tạo cơ hội để bé lặp lại hành động đó nhiều lần khác nữa. Trẻ cũng sẽ hiểu làm rằng đánh người khác là một trò thú vị. Biết đâu, sau đó sẽ là đánh em, đánh bạn và cả cha mẹ. Vì vậy cha mẹ phải thật mạnh mẽ để ngăn cản hành vi này khi nhìn thấy.
Không chỉ là một trò chơi
Bắt đầu bằng cách nói chuyện trực tiếp với người giúp việc. Giải thích những lo ngại của bạn về tính cách của con và chỉ ra rằng bạn không hề đồng ý cho bé lặp lại hành động này một lần nữa. Bạn cũng lo lắng nó sẽ lan truyền cho người khác.
Nếu người giúp việc nói rằng đó chỉ là một trò chơi mà họ chơi cùng nhau, hãy nhấn mạnh rằng bạn không muốn họ lặp lại. Nếu người ấy nói rằng cú đánh của trẻ không làm tổn thương họ chút nào, chỉ ra rằng dù có như vậy bạn cũng không muốn nó tiếp tục và điều này có thể “tiếp tay” cho bé làm đau người khác.
Nói cách khác, hãy chắc chắn rằng người giúp việc hiểu không được làm bất kỳ điều gì để khuyến khích bé đánh bất kỳ ai. Người giúp việc trông trẻ nên nói “không” khi bé có ý định tấn công. Nên nói bằng một giọng “đanh thép” để bé hiểu rõ ràng sự từ chối.
Cũng có thể chuyển hướng sự chú ý của bé sang một hoạt động khác trước khi bé tấn côn. Và nếu bé tiếp tục đánh bất chấp cảnh báo, người giúp việc nên khiển trách ngay lập tức bằng lời nói và nói cho trẻ biết rằng câu chuyện này sẽ được thông báo đến cha mẹ sau đó.
Mẹ nói không
Tiếp theo, nói chuyện với con bạn. Nói với trẻ rằng bạn không hài lòng khi bé luôn đánh người giúp việc. Giải thích rằng nếu những đứa trẻ khác nhìn thấy bé làm điều đó, họ sẽ sớm ngừng chơi với bởi họ sẽ nghĩ tiếp theo danh sách là mình.
Có thể bạn sẽ phải nói điều này nhiều lần, nhưng một khi bé ra điều này có những hậu quả ảnh hưởng bé anh ta/ cô ấy sẽ suy nghĩ kỹ trước khi giơ tay lên.
Đi kèm những lời giải thích này là cảnh báo về sự trừng phạt. Trẻ ít có khả năng phá vỡ các quy tắc về sự hung hăng nếu biết sẽ phải nhận hậu quả. Hình phạt đơn giản có thể là không cho xem ti vi trong ngày, không chơi đồ chơi yêu thích…
Cho dù cha mẹ cảm thấy khó chịu như thế nào khi phát hiện bé đánh người giúp việc, đừng bao giờ đánh mất bình tĩnh. Tương tự, đừng bao giờ đánh con của bạn như một phản xạ không điều kiện khi thấy bé đánh ai khác.
Thau vào đó nhanh chóng đưa trẻ ra một vị trí khác và lặp lại từ “không” nhiều lần. Sau đó, một lần nữa, giải thích lý do tại sao hành động này không chấp nhận được, và chỉ ra sự trừng phạt mà bé sẽ nhận được cho hành vi như vậy.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Rơ lưỡi cho con theo cách này con ăn ngon, ngủ kĩ tăng cân đều mẹ nhất định phải biết
- Tránh bị trao nhầm con khi sinh ở bệnh viện, cha mẹ nên làm ngay những việc này
- Bé gái 12 tuổi sinh con, người nhà vẫn vô tư đến ủy ban làm khai sinh cho cháu bé mà không trình báo công an
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua