Dòng sự kiện:

Con quá hiếu động, bố mẹ phải làm sao?

17:07 29/02/2016
Các bố mẹ hỏi là con chạy nhảy vận động nhiều quá có phải tăng động không, làm thế nào để bảo con bớt nghịch? Với kinh nghiệm nuôi con hiếu động tôi hy vọng những chia sẻ sau sẽ giúp ích cho các bố mẹ!

Tin liên quan

  • Đỗ Nhật Nam và câu chuyện “nuôi dạy con là việc của mẹ”
  • Thành công nuôi dạy con của “Mẹ Hổ” hà khắc
  • 11 sai lầm khi nuôi dạy con hầu hết cha mẹ Việt đều mắc
  • 10 quan điểm nuôi dạy con ấn tượng của Angelina Jolie và Brad Pitt
Dưới đây là bài viết của chị Bùi Mai Ngọc - chuyên gia giáo dục sớm, về vấn đề nuôi con hiếu động – một chủ đề khiến nhiều người làm cha mẹ đau đầu:

Hiểu về con

Bản năng của trẻ em, đặc biệt lứa tuổi 0-3, đó là vận động chạy nhảy leo trèo. Bạn có nói trăm lần "Con đừng chạy nữa" thì trẻ vẫn không nghe lời là điều hết sức bình thường.

Khi trẻ 2 - 2.5 tuổi mới có khả năng đi chậm lại. Thông thường phải đợi đến 3 tuổi thì trẻ mới có thể đi bộ. Nếu trong thời gian này bố mẹ ngăn cấm con vận động, con không được đáp ứng nhu cầu sẽ sinh ra cáu gắt và chậm phát triển hơn.

Trẻ lúc này chưa có khả năng kiểm soát bản thân tốt. Như người lớn thì não trước (chịu trách nhiệm về kiểm soát hành vi) đã phát triển toàn diện nên chúng ta có thể ngồi yên một chỗ học bài dù người thầy dạy chán như thế nào. Nhưng chúng ta không thể bắt trẻ phải giống mình được.

Khi hiểu về sự phát triển và các nhu cầu của con, bố mẹ sẽ thấy tôn trọng con và chúng ta dễ dàng kiểm soát cảm xúc của mình hơn. Không còn cáu giận vì hiểu lầm con thích làm trái ý mình nữa.

Hướng dẫn tích cực

Một mặt chúng ta sẽ xây dựng thời gian biểu nhất quán để con theo nề nếp. Mặt khác chúng ta sẽ cần đảm bảo cho con một môi trường an toàn để con vận động thoải mái. Bạn nên coi rằng một đứa trẻ chạy ngã là bình thường. Môi trường chuẩn bị chu đáo sẽ giúp con không gặp nguy hiểm.

Trẻ con chạy loanh quanh người lớn chạy theo và tóm được khoá chân khoá tay lại trẻ sẽ thấy bức xúc cáu giận. Chúng ta thể hiện thái độ giận giữ khi chộp được trẻ sẽ chỉ khiến trẻ càng bị đuổi càng chạy nhanh hơn.

Trẻ có nhu cầu leo trèo nên cho trẻ được phép leo nếu an toàn. Người lớn luôn ở bên để đảm bảo an toàn cho con.

Chúng ta cần nhất quán với việc xử trí với con. Không nên tùy hứng, lúc vui vẻ thì cho con chạy thoải mái lúc cáu giận thì cấm con. Nếu con có khả năng gặp nguy hiểm thì chúng ta hô thật to cho con giật mình dừng lại.

Chúng ta có thể tạo ra các trò chơi hấp dẫn giúp con phát triển vận động như trò ném đĩa bay. Người lớn ném đĩa bay đi trẻ sẽ chạy ra nhặt và đưa lại...

Xe cân bằng Balance Bike cũng là lựa chọn rất tốt cho trẻ trên 18 tháng.

Cũng có thể tìm trên youtube từ khoá "baby gym", xem video "My gym at home" của Baby First TV để tham khảo rất nhiều hoạt động thú vị. Nếu có điều kiện nên cho con đi tập gym ở các trung tâm như The little gym, My gym..

Chúng ta cũng cần luyện cho con khả năng kiểm soát cơ thể thông qua trò chơi "dừng lại". Trẻ nhỏ (chưa chạy được) thì xốc nách, trẻ lớn thì mình đi đằng sau nói thì thầm, nói chạy nào, chạy một tí rồi bảo dừng lại. Khi nói dừng lại thì chúng ta làm động tác như đóng băng. Ngày luyện vài lần như vậy, nên ở ngoài sân chơi. Cũng có thể kẻ các đường để luyện trẻ đi theo đường kẻ.

Về ngôn ngữ, chúng ta không bao giờ nói "Con đừng chạy nữa". Trẻ sơ sinh và tập đi không nghe được câu phủ định. Ngay cả với người lớn cũng ấn tượng với từ "chạy". Nên tại sao cứ bảo con như vậy con càng chạy nhanh. Chúng ta cần chuyển thành câu khẳng định.

Và khi yêu cầu trẻ làm bất cứ điều gì, cần dùng từ "Vui lòng, làm ơn, xin lỗi, rất tiếc".

Câu nên nói với con đó là: "Con vui lòng đi chậm lại", "Làm ơn hãy cho mẹ thấy bước chân đi nhẹ nhàng của con." "Mẹ xin lỗi, mẹ chạy theo con mệt quá, con vui lòng đi theo mẹ nhé"....

Chúng ta luôn luôn nói đi đôi với làm mẫu để con hiểu mình muốn nói điều gì.

Khi nhận xét về con cũng nói thật tích cự đúng với bản chất vấn đề, thay vì nói "Con tôi nghịch lắm" thì chúng ta cần nói rằng "Con tôi rất năng động".

Luôn bình tĩnh, không ngại vất vả

Tôi là mẹ của một đứa trẻ năng động nên tôi rất thấu hiểu tâm tư của các bố mẹ có con như vậy.

Ngày trước tôi từng rất khổ sở vì Thái Dương leo trèo chạy nhảy suốt ngày. Ở nhà có chỗ nào leo được là leo, kệ để hàng, ban công, cửa sổ...

Ra ngoài đường thì chạy khắp nơi, mẹ phải theo sau trông chừng như cái đuôi. Thậm chí đi ăn cỗ con chỉ ngồi được tí là chạy lung tung làm mẹ ăn được mấy miếng cũng phải theo sau "rình" xem con làm gì, đảm bảo an toàn cho con.

Nhà có cái ban công chăng lưới an toàn, con toàn trèo lên lan can đứng ngắm xuống đường bên dưới. Suốt mấy tháng con cứ trèo lên là tôi đứng chầu chực bên cạnh.

Tôi kiên trì như vậy cho đến nay Thái Dương 3 tuổi thì con không còn như vậy nữa, các hoạt động của con đã có kiểm soát hơn.

Nên các bố mẹ cứ yên tâm, nhẫn nại và tin vào bản năng của con nhé! Học cách chờ đợi cùng với các bài tập hợp lý con sẽ tiến bộ lên từng ngày! Quan sát con có điều gì đặc biệt thì các bố mẹ đừng ngại nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia có trình độ.

Bùi Mai Ngọc

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Xem thêm clip: [mecloud]DoOimdiILX[/mecloud]

 


TAG