Dòng sự kiện:

Con trai đừng “bám váy” mẹ nữa

21:49 14/10/2015
Sắp lên mười tuổi rồi mà bé vẫn thích “bám váy” mẹ ý như hồi còn học mẫu giáo. Cậu bé của bạn luôn dính chặt lấy mẹ từng giây từng phút khiến bạn có cảm giác con là đứa trẻ nhút nhát.

Đứa trẻ này dường như thiếu kỹ năng độc lập và không thể tự mình giải quyết các vấn đề cá nhân hàng ngày. Nhiều người cũng cho rằng cậu bé của bạn khá… ẻo lả và hơi nữ tính.

Tất nhiên bạn luôn mong muốn con trai mình sẽ trở nên cứng cáp, mạnh mẽ hơn thế chứ không phải lúc nào cũng như cậu bé lên hai. Dù sao bạn cũng nên nhìn vào một khía cạnh tích cực hơn, đó là thứ tình cảm cực kỳ gắn bó, gần gũi giữa cậu bé và người mẹ. Tình cảm này giúp bé thêm tự tin, luôn có cảm giác được bảo vệ, che chở. Với những tính cách này chắc chắn con bạn là một cậu bé khá… nhạy cảm. Bạn có thể động viên con mạnh mẽ hơn bằng nhiều cách khác nhau.

Đánh giá cao tình cảm thân mật sự gắn bó khăng khít giữa trẻ và bạn

Luôn nói với trẻ rằng bạn thấy rấy vui vì trẻ thường xuyên chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của bé mà không hề che đậy, giấu giếm. Bạn muốn được bé tin cậy như thế này và bé có thể chia sẻ cho bạn bất cứ điều gì mà trẻ cảm thấy lo lắng. Nói rõ ràng với trẻ là bạn và con sẽ luôn duy trì mối quan hệ thân mật tốt đẹp này và luôn có những cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con để hiểu và yêu nhau hơn.

Giải thích mục đích của bạn

Để trẻ biết rằng tuy bạn có thể giúp trẻ bằng cách lắng nghe hoặc giải quyết một số vấn đề của trẻ nhưng con cũng nên tự lập giải quyết các vấn đề nho nhỏ của bản thân như bị đau họng thì biết tự xúc miệng nước muối nhạt, chơi với bạn thì phải hòa đồng, nếu có xung đột nhẹ thì tự giải quyết chứ không phải về nhà mách mẹ… Thay vì hơi tí là chạy về với mẹ, bạn phải động viên con tự tìm cách giải quyết chính vấn đề của mình.

Đưa ra nhiều ví dụ

Bạn có thể gợi ý cho con nhiều hoan cảnh, môi trường mà bé có thể gặp khó khăn và cần tự giải quyết cho bé hình dung như có cuộc tranh cãi với bạn ở lớp, khi bé nhỡ tay làm đổ nước ra bàn và cách làm thế nào để tự lau sạch.

Giảng giải để trẻ hiểu được rằng khi gặp thách thức thì trẻ cần bình tĩnh và xác định vấn đề chính cần giải quyết. Nhờ đó trẻ sẽ học thêm được nhiều kỹ năng sống và tự tin hơn với những vấn đề gặp phải trong tương lai.

Tạo ra nhiều cơ hội cho bé

Trẻ phụ thuộc, yếu đuối đôi khi là do chính bạn luôn nhanh chóng tìm cách bảo vệ, giải quyết giúp bé tất cả mọi việc. Vì thế chính bạn cần phải thay đổi cho bé thêm nhiều thời gian và sự tự tin để tự giải quyết vấn đề của mình.

Động viên trẻ

Mỗi khi trẻ tự giải quyết được việc gì đó, hãy thể hiện sự vui mừng và động viên bé vì nhưng “thành tích” này. Bạn có thể hỏi bé cách bé xử lý tình huống và lấy đó làm kinh nghiệm cho những tình huống sau.

Luôn kiên nhẫn

Bạn không thể mong bé thay đổi tính cách của mình chỉ trong vài hôm. Hãy cho trẻ nhiều thời gian và luôn động viên bé.

[mecloud]TUpY65Q9Km[/mecloud]

Linh An

Nguồn: Gia đình Việt Nam