Công dụng của sắn dây với bà bầu và những người không nên uống
Bột sắn dây giúp bà bầu bớt mệt mỏi trong thai kỳ
Khi có bầu, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi hormone, dẫn đến các triệu chứng khó chịu thường gặp như: táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém, đầy bụng, chán ăn, nóng trong người,…
Bột sắn dây tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ bầu cần tránh sử dụng.
Hơn nữa, mẹ bầu còn phải thường xuyên bổ sung viên sắt, và thêm sự phát triển của thai nhi chèn ép các cơ quan nội tạng đã làm tăng tình trạng táo bón. Cho nên, mẹ bầu cần bổ sung tích cực các loại thức ăn mát như: trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc, và không thể thiếu bột sắn dây.
Những trường hợp mẹ bầu không được dùng bột sắn dây
Khi mẹ bầu có những biểu hiện như mệt mỏi, tay chân, người lạnh thì tránh uống nước sắn dây vì nó có tính hàn, khi vào cơ thể sẽ làm các bệnh lý này nặng hơn, và thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng.
Trong trường hợp mẹ bầu có triệu chứng động thai kèm theo dấu hiệu co bóp dạ con thì nên tránh xa các món ăn, thức uống liên qua đến bột sắn dây.
Mẹ bầu nên tránh lạm dụng bột sắn dây quá nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống một cốc. Tốt nhất, mẹ bầu hãy uống nước sắn dây chín, không nên uống sống vì khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ chất. Để dễ uống hơn thì mẹ bầu cho thêm ít đường, nhưng không nên nhiều quá vì đường có tính nóng.
Lợi ích khác của bột sắn dây
Bột sắn dây là loại thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu.
Sắn dây được làm đặc thành dạng bột có khả năng đi vào thành ruột và trung hòa axit trong đó, có tác dụng chống lại vi trùng, ngăn cản bênh tiêu chảy. Bột sắn dây còn làm giảm tình trạng đau họng và đầy hơi trong ruột.
Hơn thế nữa, bột sắn dây rất giàu plavonodit – một hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Cho nên, sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.
'Bột sắn dây đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên.
Theo Gia đình Việt Nam
- Bà bầu cảnh giác có thể bị sảy thai nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này
- Sự thật chuyện bà bầu ăn nhiều khó sinh
- Cách đơn giản điều trị viêm xoang cho bà bầu
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua