Dòng sự kiện:

Cư dân mạng "sốc" với phát ngôn Nguyễn Du là Quang Trung của học sinh

18:41 13/07/2015
Đoạn phóng sự phỏng vấn 8 em học sinh về di tích Gò Đống Đa và vị vua Quang Trung của Chương trình Chuyển động 24 phát sóng hôm 11/7 đang “sôi sục” cộng đồng mạng bởi sự thiếu hụt kiến thức lịch sử của các em học sinh.

Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta. Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.

Gò Đống Đa là một di tích lịch sử gắn liền với trận đại phá và chiến thắng quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy.

Kiến thức quan trọng này đã được nhắc đến rất nhiều lần trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử từ cấp 1 đến cấp 3.

Trước thực trạng môn Lịch sử không là lựa chọn thi tốt nghiệp của nhiều em học sinh, thậm chí nhiều em còn bỏ bê việc học lịch sử nước nhà, phóng viên của Chương trình Chuyển đông 24h đã thực hiện một phóng sự "Báo động tình trạng thiếu hiểu biết kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay”.

Câu trả lời của các em học sinh trong đoạn phỏng vấn khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

[mecloud]TO5WN5MgeR[/mecloud]

Đây là cuộc phỏng vấn được thực hiện với 8 em học sinh trên tuyến phố Tây Sơn và Đặng Tiến Đông ở thủ đô Hà Nội với câu hỏi cực kì đơn giản về vị vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.


Em học sinh này cho rằng di tích Gò Đống Đa gắn với ông Trần Quốc Tuấn.


Em học sinh này cho rằng Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai bố con.


Học sinh "hiếm" vì trả lời đúng câu hỏi.

Tuy nhiên, 2 trong số 8 em học sinh này đã trả lời rằng không biết ông Quang Trung – Nguyễn Huệ là ai. Số còn lại đều trả lời sai về nhân vật này.

Tiếp tục với câu hỏi thứ 2: “Em có biết ông Quang Trung và ông Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?” Dưới đây là 7 câu trả lời của 7 em học sinh (1 em học sinh không trả lời được):

-“Em không biết, chắc họ là anh em”.

-“Di tích Gò Đống Đa gắn với ông Trần Quốc Tuấn”.

-“Quang Trung – Nguyễn Huệ là 2 bố con ạ”.

-“Quang Trung – Nguyễn Huệ là cùng 1 ông, tên của ông được người dân đặt cho”.

-"Quang Trung – Nguyễn Huệ là bạn thân chiến đấu cùng nhau ạ”.

-“Nguyễn Huệ là tên của Quang Trung khi lên ngôi vua, Quang Trung đại phá quân thanh trên sông Bạch Đằng ạ”.

-“Quang Trung – Nguyễn Huệ là anh em cùng 1 nhà. Ông Quang Trung đánh thắng giặc và được làm vua, ông còn là nhà thơ nổi tiếng. Trường con chính là trường của ông Quang Trung. Trường con là trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung ạ”.

Nhiều khán giả truyền hình, độc giả báo và cư dân mạng tỏ ra rất “sốc” trước câu trả lời đó của các em học sinh.

Những kiến thức đơn giản này đã được nhắc tới rất nhiều lần tại các cấp bậc tiểu học. Tuy nhiên, sau khi xem xong đoạn clip nhiều người đã đặt ra câu hỏi “Tại sao mà các em học sinh vẫn không thể nắm bắt được. Đặc biệt là đối với các em sống tại khu vực di tích lịch sử này”.

Điều đó đã giải thích cho lý do vì sao hàng năm có rất ít thí sính đăng kí môn tự chọn thi tốt nghiệp là môn lịch sử. Thậm chí, có cụm thi tốt nghiệp năm 2015 chỉ duy nhất 1 thí sinh dự thi.

Số khác cũng đã nghi ngờ, liệu các em đã được học gì ở nhà trường mà vẫn có thể “qua môn học” trong khi kiến thức cơ bản nhất về nơi mình sinh sống nói riêng và đất nước mình nói chung mà các em lại không biết.

Qua bài phóng sự đó, thiết thấy, các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần phải thiết thực hơn nữa trong việc dạy kiến thức lịch sử cho các em.

VŨ NGA/Theo ĐSPL