Cụ ông 86 tuổi 15 năm đòi quyền cưới vợ
Chuyện tình "Lửa gần rơm..."
Câu chuyện về “công cuộc” đòi quyền lấy vợ suốt gần 15 năm trời của cụ ông Nguyễn Bá Dương (sinh năm 1929) và bà Nguyễn Thị Năm (sinh năm 1960) ở thôn Đông Hải, xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội cũng lắm nỗi bi hài.
Sau khi về quê, chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau vì đều là những người cùng hoàn cảnh, cùng từng trải qua những năm tháng khói lửa nên dễ dàng nói chuyện và chia sẻ với nhau. Mối quan hệ bạn bè và tình thân được duy trì”.
Ngày đó, cụ Dương và bà Năm vẫn thường qua lại hỏi thăm nhau như những người đồng chí. Một thời gian sau, bà Năm lập gia đình, nhưng cuộc hôn nhân của bà không được hạnh phúc và sớm “đứt gánh giữa đường”.
Năm 1999, vợ cụ Dương đột ngột qua đời do biến chứng của căn bệnh thấp khớp. Từ đó, cụ một mình nuôi 3 con ăn học khôn lớn. Sau khi các con đã có gia đình riêng ổn định, cụ Dương vẫn thui thủi một mình. Lúc đó, bà Năm trở thành người bạn tâm giao gắn bó.
Hàng ngày, bà Năm sau khi bán rau ở chợ thì đạp xe 5km tới nhà cụ để lo chuyện cơm nước, giặt giũ. "Lửa gần rơm", từ chỗ chỉ quan tâm chăm sóc nhau như những người bạn chí cốt, hai người dần “phải lòng” nhau, yêu nhau lúc nào không biết.
15 năm đấu tranh để được... cưới vợ
Năm 2003, cụ Dương bày tỏ với các con muốn đi bước nữa với bà Năm, nhưng con cái cụ kịch liệt phản đối. “Lúc đó thấy cảnh già côi cút, nếu có người mình yêu bên cạnh bầu bạn tuổi già cũng là điều hạnh phúc. Nghĩ vậy, tôi đã mạnh dạn đề nghị với các con được lấy bà Năm về làm vợ cho bớt cô quạnh tuổi già. Tưởng các con vui vẻ ủng hộ nào ngờ, chúng phản đối kịch liệt”, cụ Dương buồn bã kể.
Tuy không được con cái ủng hộ nhưng cụ Dương vẫn nhất quyết lấy vợ. Từ năm 2008, cụ đã dọn sang căn nhà nhỏ của bà Năm, "góp gạo thổi cơm chung". Vì muốn ngăn cản bố lấy vợ, con gái cụ đã giữ hết tất cả giấy tờ tùy thân của cụ từ số hộ khẩu, giấy khai sinh đến cả sổ lương hàng tháng….
Cụ Dương chia sẻ: “Chúng chỉ đưa cho tôi đúng chiếc chứng minh thư. Không có hộ khẩu, không có giấy khai tử vợ cũ nên tôi chẳng thể đăng ký kết hôn được. Nhưng tôi sẽ tiếp tục nói chuyện với các con tôi. Tôi biết mình không sống được bao lâu nữa nhưng tôi trân trọng tình cảm bà ấy dành cho tôi. Tôi muốn bà ấy danh chính ngôn thuận trở thành vợ tôi. Nếu tôi còn sống ngày nào, thì tôi sẽ đòi quyền kết hôn với bà Năm ngày ấy. Chắc có lẽ đây cũng là tâm nguyện cuối cùng của cuộc đời tôi”.
SÔNG THAO
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm:
[mecloud]IJcgFs0DXu[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua