Cúm A lây qua đường gì, cách điều trị thế nào?
Bệnh cúm A do các virus gây ra, thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 (rất nguy hiểm), bệnh có khả năng phát triển và lây lan rất nhanh. Khi giao mùa, khi thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi để virus cúm A lây lan và có khả năng bùng phát ở bất kỳ vùng miền nào.
Người mắc bệnh cúm A cũng có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường như sốt, mệt mỏi, đau nhức,…tuy nhiên khi mắc cúm A thường xuất hiện hiện tượng sốt cao không dứt, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, dễ hôn mê sâu,…
Đường lây truyền của cúm A

Cúm A thường dễ dàng lây lan từ người sang người (Ảnh minh họa)
Virus gây bệnh cúm A có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm mùa. Bệnh thường qua không khí có chứa các giọt bắn nhỏ li ti của người bệnh khi ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
Người bệnh cũng có thể nhiễm virus cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus, hoặc chạm vào khăn giấy đã dùng có nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt.
Ngoài ra, việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước hoặc bàn chải đánh răng chung với người bệnh đều có thể làm lây nhiễm bệnh cúm A.
Điều trị bệnh cúm A như thế nào?
Bệnh cúm A không có thuốc đặc trị việc điều trị chủ yếu là theo dõi và hạn chế những triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị cho mình bằng những cách sau:
Nên nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm trong phòng điều hòa vì máy lạnh sẽ khiến bệnh cúm nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khách như ho, sốt.
Người bệnh cần được bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh và hợp lí với đồ ăn dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn đồ ăn lạnh ảnh hưởng tới họng người bệnh.

Cúm A cần được hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như dùng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Đặc biệt chú ý đến những triệu chứng của bệnh, trường hợp sốt sau 7 ngày mà vẫn không khỏi hoặc có những biểu hiện nặng như ho, sổ mũi, hắt hơi ra tiết dịch có màu sậm, đặc, có chứa máu, cần đến ngay những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp những biến chứng nguy hiểm của cúm A.
Biện pháp ngăn ngừa cúm A hiệu quả
- Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm A, cần chủ động đến các trung tâm y tế tiêm phòng bệnh trước khi dịch cúm vào mùa.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường uyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, dùng khăn tay hay khăn giấy để hắt hơi, ho.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên lau chùi bề mặt vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngơ mắc bệnh cúm
Nguồn: GIa đình Việt Nam
Những loại thực phẩm cần bổ sung khi trẻ mắc cúm A
- 4 người trong một gia đình mắc cúm A/H1N1 do ăn trứng của gà chết
- Chia sẻ của bà mẹ có con 18 tháng tuổi nhiễm cúm A/H1N1
- Đã có người tử vong do cúm A/H1N1, đối tượng nào cần đề phòng đặc biệt?
- Cảnh báo nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua